Mở rộng ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 102 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1. Mở rộng ngành nghề đào tạo

a. Căn cứ hình thành giải pháp

Giải pháp này được hình thành dựa trên các căn cứ sau:

+ Tầm quan trọng của ngành nghềđào tạo: Theo lý luận về Marketing trong lĩnh vực đào tạo, thì ngành nghềđào tạo được xác định là một yếu tố cấu thành quan trọng của sản phẩm đào tạo. Người học chọn trường học trước hết là chọn ngành nghề đào tạo. Họ phải cân nhắc xem học ngành nào xã hội đang cần, để khi ra

trường có thể tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của bản thân, có điều kiện giúp đỡgia đình và đóng góp được phần nhỏ cho xã hội. Đó

là lý do chủ yếu để người học chọn ngành này, trường này mà không chọn ngành

khác, trường khác, tạo nên tình trạng có ngành học, trường học rất nhiều người đăng

ký, nhưng cũng có những ngành học, trường học rất ít, thậm chí không có người học. Vì thế, muốn thu hút và tuyển được nhiều người học, thì danh mục ngành nghề đào tạo của các trường nói chung, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch nói riêng phải được mở rộng, trong đó có những ngành học hấp dẫn, nhu cầu xã hội cao

như: Quản trị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn; Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn

+ Pháp luật Nhà nước về mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Cụ

thể:

- “Luật Giáo dục Đại học” ban hành theo Nghị quyết số 08/ 2012/ QH 13

ngày 16 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội Khóa 13, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, “Điều 33- Mởngành, chuyên ngành đào tạo”;

- Thông tư 14/2010/TT – BGDĐT Ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành “ Danh mục giáo dục , đào tạo cấp IV trình độcao đẳng,

đại học”;

- Thông tư 08/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Quy định điều kiện hồ sơ , quy trình mở ngành đào tạo,

đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao

đẳng”.

+ Kết quả phân tích thực trạng Marketing của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, trong đó có những tồn tại hạn chế về ngành nghề đào tạo và nguyên nhân của tình hình (đã trình bày ở Chương II );

+ Mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường và mục tiêu Marketing của

Trường (Mục 3.1) b- Mục tiêu giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là: Nâng cấp được một sốchuyên ngành đang đào

tạo (chủ yếu về Nhà hàng – Khách sạn) thành Ngành đào tạo và mở được một số

Ngành học mới,được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, cho phép (ra Quyết định)

và được đăng trên “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” do Bộ

Giáo dục và Đào tạo phát hành hàng năm.

c- Nội dung giải pháp

Nội dung của giải pháp này là một số việc mà Trường phải làm, bao gồm: + Đào tạo nâng cao trình độ cho một số giảng viên Khoa Khách sạn – Du lịch

đểđủ điều kiện có 04 Thạc sỹđúng tên ngành nhằm nâng cấp các chuyên ngành về

Như đã nêu ở chương 2, khi chưa có Thông tư số: 14/2010/ TT- BGDĐT ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh

mục đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học, thì ngành học Quản trị kinh doanh

của Trường gồm rất nhiều chuyên ngành đào tạo vềThương mại, Nhà hàng - khách sạn… và đều được thể hiện trong quyển “những điều cần biết về tuyển sinh đại học

và cao đẳng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. Nhưng khi Thông tư số:

14/2010/ TT- BGDĐT ra đời, thì trên “Những điều cần biết về tuyển sinh…”

Trường chỉ còn 3 ngành học là: Quản trị kinh doanh , Kế toán và Việt Nam học, không thể hiện được gì về Thương mại và Du lịch. Điều này đã làm cho xã hội không thực sự hiểu về các chuyên ngành đào tạo của Trường, cảm thấy danh mục

đào tạo của Trường nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn và giảm số người đăng ký

học. Vì thế, Trường cần khẩn trương cử một số giảng viên của Khoa Khách sạn – Du lịch đi học cao học đểđủ điều kiện có 04 Thạc sỹ đúng tên ngành nhằm nâng cấp các chuyên ngành về Kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn thành Ngành học. + Trường cũng cần tuyển dụng thêm giảng viên và cử đi đào tạo nâng cao trình độ để đủ điều kiện mở thêm một số ngành học mới như: Tiếng Anh thương

mại, Thương mại điện tử, Marketing kinh doanh… và làm thủ tục mở ngành, đề

nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt và ra quyết định. d- Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện được giải pháp này, Trường cần phải làm tốt một số việc có tính chất điều kiện sau:

+ Thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên với mục tiêu: Giảng viên của

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch phải đạt trình độ Thạc sỹ trở lên, ngang bằng với trình độ chuẩn của giảng viên các trường đại học như quy định tại Khoản

3, Điều 5, Luật Giáo dục Đại học số 08/ 2012/ QH 13 hiện hành. Việc chuẩn hóa trình độ như vậy buộc các giảng viên khi được tuyển dụng vào Trường phải chủ động thu xếp việc đi học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh để đạt được trình độ

chuẩn mà Nhà trường đề ra;

nhiệm cho đội ngũ CBCNVC nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc tốt, đồng thời góp phần vào việc mởngành đào tạo và phát triển Nhà trường;

+ Đảng ủy Nhà trường cần có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ

giảng viên và cán bộ quản lý của Trường, trong đó có việc giao nhiệm vụ cho một số giảng viên là Đảng viên có khả năng và điều kiện phải đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, làm gương cho các giảng viên khác noi theo, tạo ra phong trào tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ học vấn trong đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Trường;

+ Có chế độ ưu tiên tuyển dụng và ưu đãi đặc biệt đối với những người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹđúng ngành nghề cần tuyển từ các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến làm giảng viên của Trường; Đồng thời, có chế độ khuyến khích thỏa

đáng đối với giảng viên đi học cao học, đặc biệt ưu đãi đối với giảng viên đi làm NCS để trở thành Tiến sỹ.

đ- Kết quả dự kiến

Thực hiện được giải pháp này, thì:

- Danh mục ngành nghề đào tạo của Trường sẽ được mở rộng và hấp dẫn

người học hơn. Cụ thể: Từ ngành Quản trị kinh doanh hiện tại sẽ phát triển thành các ngành học: Kinh doanh thương mại (Mã số 51340115); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Mã số 51340103); Quản trị Khách sạn (Mã số 51340407); Quản trị Nhà hàng và dịch vụăn uống (Mã số 51340109). Ngoài những chuyên ngành được nâng

thành Ngành đào tạo nêu trên, thì Trường còn có thể mởthêm được một số ngành học mới như: Thương mại điện tử; Kinh doanh dịch vụ Logistic...

- Ngành nghềđào tạo của Trường sẽđược thông tin đầy đủ trên “Những điều

cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo –

một kênh thông tin tuyển sinh quan trọng, chủ yếu, có tính pháp lý cao, phạm vi lan tỏa rộng sẽ làm cho thông tin về ngành nghềđào tạo của Trường đến với mọi người, nhất là các thí sinh được đầy đủ và rõ ràng hơn.

Kết quả cuối cùng là danh mục ngành nghề đào tạo của Trường sẽ rộng hơn,

phong phú, hấp dẫn hơn, với những ngành nghề cụ thể, rõ ràng về lĩnh vực Thương

mại và Du lịch, thể hiện được thế mạnh của Trường, lại được thông tin đầy đủ trên những kênh chính thống, có độ tin cậy cao, nên thu hút được nhiều người vào học và kết quả tuyển sinh của Trường sẽ tốt hơn hiện nay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)