Nhận xét dánh giá chung về hoạt động Marketing của Trường

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nhận xét dánh giá chung về hoạt động Marketing của Trường

Tuyển sinh Tổ chức lớp học Học chính trịđầu khóa Học lý thuyết và TH môn học Thực tế năm 1 Học lý thuyết và TH môn học tiếp Thực tế năm 2 Học lý thuyết và TH môn học tiếp Thực hành rèn nghề trong trường Thực hành rèn nghề ngoài trường Thực tập tốt nghiệp

Ôn và thi TN hoặc bảo vệ khóa luận TN

a. Những điểm mạnh nổi bật

Nhà trường đã tiến hành đồng bộ các yếu tố cấu thành Marketing – Mix về đào tạo đểthu hút người học. Cụ thể:

- Đã lựa chọn được tên Trường với phổ ngành nghề đào tạo rộng, thuộc hai lĩnh vực đang phát triển của đời sống kinh tế, xã hội là Thương mại và Du lịch. Do

đó, đã gây được sự quan tâm chú ý và tăng sức thu hút người học;

- Đã thường xuyên rà soát, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và

phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện;

- Đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý dủ về sốlượng, tốt về chất lượng, có cơ cấu hợp lý để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo và là một trong những bằng chứng chất lượng nhằm thu hút người học;

- Đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bao gồm các phòng học lý thuyết, thực hành, mua sắm các thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; Xây dựng ký túc xá khang trang, tạo điều kiện tốt cho việc ăn, ở của học sinh sinh viên;

- Xây dựng được Quy trình đào tạo hợp lý (khoa học), trong đó chú trọng nâng cao kỹnăng thực hành nghể và phù hợp với từng ngành học;

- Xây dựng được môi trường giáo dục tốt – Xanh, sạch, đẹp, trong sáng, lành mạnh, an ninh, an toàn;

- Đã hợp tác với đơn vị bạn để thực hiện phương châm đưa lớp học về gần

người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;

- Xác định mức học phí đúng quy định của Nhà nước, thấp hơn nhiều các

trường ngoài công lập, đỡkhó khăn cho người học;

- Thực hiện việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu của

Nhà trường.

b. Kết quảđạt được

+ Tuyển sinh:

Nhờ các giải pháp đồng bộ nêu trên, Trường đã thu hút được nhiều người học các ngành, nghề, bậc học của Trường.

Bảng 2.6: Kết quả tuyển sinh của Trường Hệ đào tạo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Cao đẳng CĐ. nghề TCCN 682 130 151 1.223 176 132 651 981 145 541 46 -19 79,33 35,38 -12,58 -572 805 13 -87,86 457,39 9,85 Cộng 963 1.531 1.777 568 58,98 246 16,08

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Phòng Đào tạo Trường

Tuy cơ cấu học sinh, sinh viên tuyển được theo các hệ có thay đổi, nhưng

tổng số học sinh, sinh viên tuyển được qua các năm có tăng lên. Năm 2011 so với

năm 2010 tuyển tăng 568 học sinh sinh viên, tương ứng tăng 58,98%. Năm 2012 so

với năm 2011 tuyển tăng 246 học sinh sinh viên, tương ứng tăng 16,08%.

2.3.3.2. Nhng tn ti hn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những điểm mạnh và kết quảđã nêu trên, thì Marketing –Mix của Trường còn một số những tồn tại và hạn chếnhư sau:

a. Về sản phẩm

+ Ngành nghề đào tạo của trường còn hẹp. Đặc biệt, theo danh mục mã ngành cấp 4 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được lấy làm chuẩn để đăng

danh mục ngành đào tạo cho Trường trên “Những điều cần biết về tuyển sinh đại

học, cao đẳng”, thì hiện nay Trường chỉ có 3 ngành là Quản trị kinh doanh, Kế

toán, Việt Nam học. Điều này đã rất ảnh hưởng tới việc quảng bá tuyển sinh của

Trường, vì quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng”hàng năm

ngành nghề đào tạo của các trường. Việc chỉ có 3 ngành đào tạo, lại không có chữ

nào thể hiện Thương mại và Du lịch được đăng trên tài liệu thông tin chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cho các em học sinh không biết được Nhà trường đào

tạo những chuyên ngành cụ thể nào thuộc lĩnh vực Thương mại và Du lịch. Do đó,

nó thiếu sự hấp dẫn và hạn chế việc các em đăng ký vào học ởTrường. Nguyên nhân của tình trạng này là:

Khi có thông tư 14/2010/TT – BGDĐT Ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ

Giáo dục & Đào tạo ban hành “ Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ cao

đẳng, đại học”, do tiêu trí phân ngành học không rõ ràng, lẫn lộn giữa ngành học và ngành kinh tế , nên nhiều chuyên ngành đào tạo theo ngành kinh tế được nâng lên thành ngành học và theo thông tư 08/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011

của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Quy định điều kiện hồsơ , quy trình mở ngành

đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mởngành đào tạo trình độ đại học,

cao đẳng” thì nhiều chuyên ngành đang đào tạo của Trường phải nâng lên thành

ngành đào tạo, phải đăng ký lại và phải có đủđiều kiện như đăng ký mới. Cũng theo thông tư này , điều kiện mở ngành mới kể cả các chuyên ngành đào tạo nâng lên

thành ngành đào tạo cũng phải có 4 thạc sỹđúng tên ngành. Quy định này , không thực tế, vì trong điều kiện đào tạo “trăm hoa đua nở” hiện nay, mỗi năm các trường chỉ tuyển được 1 đén 2 lớp cho một ngành học mà thực chất là chuyên ngành cũ, thì việc tuyển dụng 4 thạc sỹđúng tên ngành cho mỗi ngành đào tạo để làm gì? Không

trường nào chấp nhận trả lương cho giảng viên mà không có việc làm cho họ. Tuy

nhiên, thông tư mới ra đời nên không dễ gì thay đổi và vì thế hàng loạt các chuyên

ngành đào tạo của Trường trước đây chưa đủđiều kiện nâng thành ngành bị cắt bỏ,

không được ghi trong “Những điều cần biết về tuyển sinh…” của Bộ Giáo dục và

Đào tạo .

Về chủ quan, Trường cũng chưa thật tích cực để chuẩn bị tốt cho việc đăng

ký lại các ngành đào tạo trên, chưa buộc một số giảng viên đi học cao học và tìm kiếm giảng viên có trình độ thạc sỹđể đủđiều kiện mởngành như quy định của Bộ

+ Chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉchưa cao

Năm học 2009-2010, khi Trường còn đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần mềm dẻo, thì tỷ lệ học sinh, sinh viên xếp loại học tập yếu, kém có 10,3%,

nhưng sang năm 2010-2011, năm học đầu tiên Nhà trường áp dụng chuyển sang đào

tạo theo Học chế tín chỉ, thì tỷ lệ học sinh sinh viên xếp loại học tập yếu kém lên

đến 26,3%, tăng gấp hơn 2 lần.

Nguyên nhân: Kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo Học chế tín chỉ chưa cao là do:

- Vềphía người học: Khi chuyển từđào tạo niên chếsang đào tạo tín chỉ, thời gian học tập tiếp xúc với thày cô trên lớp giảm xuống, còn thời gian sinh viên tự

học tập, nghiên cứu tăng lên. Nhưng sinh viên không tự chủ động tận dụng được thời gian này vào việc học tập, mà thường sử dụng nó như những thời gian nhàn rỗi, cùng với phương pháp, kỹnăng, kinh nghiệm tự nghiên cứu của sinh viên còn yếu dẫn tới kết quảchưa cao.

- Về phía người dạy: Một số thày cô giáo chưa đổi mới được phương pháp

giảng dạy, kiểm tra dánh giá , chưa thực sự lấy người học làm trung tâm, cách chấm

điểm theo tư duy cũ 5/10 là đạt yêu cầu. Hơn thế, có nhiều thày cô còn chưa thật sự

hiểu rõ vềđào tạo theo Học chế tín chỉ, chưa thực sự cố gắng nghiên cứu , chuẩn bị

bài giảng tốt, chưa giao được nhiệm vụ và chỉ ra các tài liệu cần thiết cho sinh viên,

đồng thời chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý được việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên. Vì thế, giờ tự học của sinh viên trở thành thời gian nhàn rỗi, sinh viên không tự học, mất kiểm soát dẫn tới kết quả học tập của sinh viên kém.

- Về phía quản lý: Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, việc Trường chưa

xây dựng chuẩn đầu ra thật cụ thể, chi tiết cho từng chuyên ngành đào tạo và chưa

công bố báo cáo kiểm định chất lượng, nhất là chưa được các tổ chức kiểm định

đánh giá ngoài cũng làm giảm động lực phấn đấu của người dạy và người học, dẫn tới đào tạo chất lượng chưa cao và điều này cũng ảnh hưởng hạn chế tới việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường.

b. Về phân phối sản phẩm:

Để khắc phục sự bất lợi về vị trí trụ sởở tỉnh lẻ trong việc tuyển sinh đào tạo,

Trường đã kết hợp với nhiều đối tác để mở rộng đào tạo ở Hà Nội và nhiều địa

phương khác. Tuy nhiên, trong hoạt động phân phối, việc giải quyết đầu ra cho quá trình đào tạo của Trường thời gian qua còn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát của Trường nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường vào cuối năm 2012,

ngoài số học sinh, sinh viên tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn, có hơn

90% học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm phù hợp với ngành nghềđào tạo. Song, kết quảnày có được là do ngành nghềđào tạo của Trường khá phù hợp với nhu cầu hiện tại của xã hội . Nhu cầu sử dụng học sinh sinh viên tốt nghiệp về kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn, kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống… rất cao, Trường đào tạo ra không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp và các em cũng

chủ động vận động tìm việc làm ngay từ khi còn đi học. Việc tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường của Nhà trường còn rất hạn chế, hầu như chưa làm được gì đáng kể. Ngay cả việc thành lập một Trung tâm tư

vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp, Trường đã có dự kiến từlâu, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Việc chậm ra đời Trung tâm giới thiệu việc làm, tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết đầu ra với sản phẩm

đào tạo của Trường, nhưng xét dưới góc độ Marketing, thì chưa tạo thêm được sự

hấp dẫn đối với người học và xã hội.

Nguyên nhân của việc chậm ra đời trung tâm này là do:

- Hầu hết học sinh, sinh viên ra trường vẫn tự tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề Trường đào tạo. Một số ngành nghề Trường đào tạo ra không đủ cung

ứng cho các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nên chưa tạo ra áp lực buộc phải có Trung tâm giới thiệu việc làm cho các em.

- Thiếu cán bộ quản lý có năng lực đảm nhận công việc này. Để làm việc ở Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm có hiệu quả, chất lượng, người cán bộtư vấn phải thật sự am hiểu về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo từng ngành, nghề, bậc, hệ đào tạo của trường, có kinh nghiệm ,kiến thức ,kỹnăng giao

tiếp, trình bày, diễn đạt hấp dẫn, có sức thuyết phục “khách hàng” đến tìm hiểu. Ngoài ra, cán bộ tư vấn phải có tính năng động, sáng tạo trong công việc, có quan hệ rộng rãi, nhất là quan hệ với các doanh nghiệp và các trung tâm giới thiệu việc làm khác, có kỹ năng sử dụng, khai thác mạng Internet tốt. Một cán bộ đáp ứng

được những yêu cầu trên không dễ tìm. Với lý do như vậy, Lãnh đạo Nhà trường

chưa mạnh dạn quyết định thành lập Trung tâm này.

c. Về tuyên truyền quảng bá tuyển sinh:

Việc tuyên truyền quảng bá tuyển sinh thời gian qua, Trường đã có nhiều giải pháp và mạnh dạn chi phí. Tuy nhiên, việc này vẫn còn một số hạn chếnhư sau:

- Việc quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng đã có nhưng còn hạn hẹp, chủ yếu là báo, truyền hình địa phương, một số lần quảng cáo trên Tạp chí

Thương mại...Còn quảng cáo trên Báo Nhân dân và Truyền hình Việt Nam rất ít. - Chưa sử dụng và chưa có chính sách khuyến khích CBCNV và học sinh,

sinh viên Nhà trường tích cự tuyên truyền, quảng bá ngành nghềđào tạo, giới thiệu và thu nhận hồ sơ tuyển sinh cho Trường; Chưa có chính sách khuyến khích vật chất mạnh dạn đối với các trường THPT để họ tích cực giúp đỡ việc tuyên truyền, giới thiệu và thu nhận hồsơ dự tuyển sinh cho Trường.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chính là chi phí của những loại hình quảng bá và kích thích nêu trên quá lớn, trong khi kinh phí của Trường công lập nói chung và của Nhà trường nói riêng lại rất hạn hẹp. Mặt khác, do kinh phí tuyển sinh theo quy định của Nhà nước thấp, chưa đủ cho việc tổ chức thi tuyển, cơ

chế quản lý chi tiêu của các trường công lập theo chế độ Nhà nước khá chặt chẽ,

nên Trường thường phải chủ động lấy thêm các quỹ khác để thực hiện việc quảng cáo, tuyên truyền và nhiều khi việc thanh quyết toán gặp khó khăn. Hơn nữa, lãnh

đạo Nhà trường chưa mạnh dạn chi các khoản khuyến khích như vậy.

d. Về yếu tốcon người (Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý)

Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của Nhà trường. Tuy nhiên, để có thể nâng cấp một số

một số ngành học mới như: Thương mại điện tử, Kinh doanh dịch vụ Logistic..., nhất là chuẩn bị cho mục tiêu phấn đấu thành Trường Đại học Thương mại và Du lịch vào năm 2017 và để xây dựng thương hiệu, thu hút được nhiều người học thì

đội ngũ giảng viên của Trường còn một số hạn chế sau:

- Thiếu khoảng 50 giảng viên cho các ngành học (kể cả bổ sung cho ngành học hiện tại và đểđủđiều kiện giảng viên cho ngành học mới sẽ mở);

- Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên còn chưa cao, nếu tính cả những

người sẽ bảo vệ luận văn thạc sỹ từ nay đến tháng 10 năm 2013, thì mới có 55/109

người đạt tỷ lệ50,46%, trong đó tỷ lệ trình độ tiến sỹ rất thấp.

Nguyên nhân của tình hình trên là: Một số giảng viên mới tuyển vào Trường

dưới 03 năm chưa kịp đi học Cao học; Một số giảng viên có trình độ thạc sỹcó tư tưởng “an phận”, ngại làm nghiên cứu sinh (NCS), sợkhó khăn và chi phí tốn kém. Mặt khác, Nhà trường hỗ trợ kinh tếcho người đi học, làm NCS chưa nhiều và cũng chưa có biện pháp mạnh để buộc một số giảng viên có khảnăng phải đi học.

e. Vềcơ sở vật chất kỹ thuật:

- Hiện nay, Trường còn thiếu 01 nhà lớp học 5-7 tầng, nhà học thực hành thực tập (khách san 5 tầng), 1 hội trường lớn, 1 nhà thể thao đa năng để phục vụ giảng dạy học tập.

Việc xây dựng những ngôi nhà này vừa làm tăng diện tích trực tiếp phục vụ

giảng dạy, học tập, vừa làm cho cảnh quan của Trường thêm bề thế, xứng đáng với

trường công lập có bề dày truyền thống 51 năm xây dựng và phát triển, tạo thêm bằng chứng chất lượng đào tạo và củng cố thêm lòng tin của xã hội qua đó thu hút người học.

- Trường cũng còn thiếu trang thiết bị phục vụ đào tạo. Hiện nay, hầu hết các lớp học lý thuyết trong Trường đã lắp máy chiếu Projector. Tuy nhiên, cần mua thêm nhiều máy chiếu để lắp cho các phòng học còn thiếu và sử dụng lưu động khi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)