Môi trường chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 54 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật

Hoạt động đào tạo của các cơ sởđào tạo nói chung và của Trường Cao đẳng

Thương mại và Du lịch nói riêng hiện được đặt trong môi trường chính trịổn định,

nhưng môi trường chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi, chưa ổn định, cụ thể:

* Hệ thống quản lý giáo dục – đào tạo còn chưa hợp lý

Ởnước ta hiện nay, có 2 hệ thống quản lý vềđào tạo: Hệ thống quản lý thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống quản lý thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (BLĐTB&XH).

Hệ thống quản lý thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo bao gồm trên cùng là Bộ giáo dục và Đào tạo, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) có Sở giáo dục và Đào tạo, còn ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) có các phòng Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống các đơn vị tác nghiệp đào tạo bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, các Bộngành khác và các cơ sởđào tạo thuộc địa phương.

Hệ thống quản lý dạy nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, gồm: Trên là Tổng cục dạy nghề. Bên dưới là các Sở Lao động Thương binh và Xã hội

địa phương (tỉnh) có Phòng quản lý đào tạo nghề.

Hệ thống các đơn vị tác nghiệp có các trường Cao đẳng nghề (CĐN), Trung

cấp nghề (TCN) trực thuộc Bộ LĐTB&XH và các Bộ ngành khác hoặc trực thuộc UBND các tỉnh, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Ngoài ra còn các trường ĐH, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của các Bộngành và địa phương có tham gia đào tạo nghề.

Sự tồn tại của 2 hệ thống quản lý đào tạo cùng với 2 bộ luật (luật giáo dục và luật dạy nghề) và các chính sách do 2 Bộ quản lý ban hành đôi khi đã không có sự thống nhất, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc thi hành. Chẳng hạn, khi luật dạy nghềxác định là học CĐN, TCN có thể học

không đồng ý. Trước áp lực của dư luận xã hội, sau nhiều lần thảo luận, ngày 28

tháng 10 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo với BộLao động – Thương binh và Xã hội mới ra Thông tư liên tịch số: 27/2010/ TTLT- BGDĐT – BLĐTBXH vềhướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao

đẳng, đại học. Theo đó, trường nào muốn đào tạo liên thông các đối tượng trên phải làm tờ trình nói rõ quá trình đào tạo nghề, so sánh giữa chương trình đào tạo nghề

với chương trình đào tạo chuyên nghiệp và đề xuất nội dung chương trình, thời

lượng các môn học và thời gian đào tạo liên thông, báo cáo Bộ giáo dục và đào tạo xem xét, ra quyết định cho phép, thì mới được đào tạo. Thời gian ban hành thông tư

này cũng rất chậm, nên những học sinh, sinh viên học nghề tốt nghiệp năm học 2008 – 2009 phải dừng lại 1 năm mới được học liên thông và điều này đã làm cho việc tuyển sinh TCN, CĐN của nhiều trường khối kinh tếvào các năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010 không thực hiện được.

* Số lượng các cơ sở đào tạo phát triển quá nhanh, quá nhiều dẫn đến thiếu nguồn tuyển sinh và cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Năm 1987, cảnước có 101 trường Đại học và cao đẳng (63 trường Đại học, chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%) đều là công lập, không có trường ngoài công lập và trường cao đẳng nghề. Đến tháng 3 năm 2013, sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, cả nước có 457 trường Đại học, cao đẳng (đại học 242

trường; cao đẳng 215 trường) tăng gấp sấp sỉ 4,53 lần so với 1987; có 266 trường

TCCN; 142 trường CĐN, 316 trường TCN và 905 trung tâm dạy nghềvà hàng trăm

trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện. Số trường phát triển nhanh và quá nhiều đã dẫn đến thiếu nguồn tuyển sinh, năm 2012 cả nước có 940.225 học sinh tốt nghiệp THPT (kể cả bổ túc THPT) nhưng riêng chỉ tiêu tuyển sinh các

trường Đại học, cao đẳng đã là 556.918 chỉ tiêu (theo Báo cáo Tổng kết các kỳ thi phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2012

và phương hướng, nhiệm vụnăm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đọc tại Hội nghị

thi và tuyển sinh năm 2013 của Bộ, tổ chức ngày 22 tháng 01 năm 2013), còn lại là chỉ tiêu 684 trường CĐN, TCCN và TCN khác. Các trường này chủ yếu tuyển đối

tượng học sinh tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, nhiều em thì không đạt mức điểm sàn hoặc đạt nhưng không chấp nhận học các trường Cao đẳng mà muốn ở lại tiếp tục thi năm sau, nên nguồn tuyển thực tế của các trường cao đẳng, cao đẳng nghề

còn ít hơn nữa. Tình hình trên đã dẫn tới tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh ở

nhiều trường.

* Các chính sách về mở ngành tuyển sinh và đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập,

chưa ổn định

+ Về ngành học: Ngày 27/4/2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra thông tư

14/2010/TT-BGDDT về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ

cao đẳng, đại học, thay thế cho quyết định số 230/QĐ-LB ngày 22 tháng 12 năm

1990 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê về việc ban hành Danh mục ngành đào tạo đại học nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

Theo thông tư mới này, thì giữa ngành học và ngành kinh tế có sự lẫn lộn

chưa hợp lý. Bởi vì, khi xem xét ngành học là xem xét tính chất nghiệp vụ của ngành nghề đó. Nếu tính chất nghiệp vụ của ngành nghề như nhau (đòi hỏi kiến thức, kỹnăng như nhau) thì xếp vào ngành học như nhau.

Như thế, một ngành học như Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế….có thể

áp dụng ở nhiều ngành kinh tế khác nhau như: Công nghiệp, Nông – lâm - ngư

nghiệp, Thương mại - dịch vụ…Nếu hiểu như vậy, thì ngành học cấp IV mà Bộ

Giáo dục và Đào tạo quản lý chỉ cần ghi là ngành học “Quản trị kinh doanh” còn quản trị kinh doanh cái gì? ở ngành kinh tế nào? Nên để các trường xác định là

chuyên ngành đào tạo như trước đây. Song hiện nay, khi Thông tư 14/2010/TT-

BGDĐT ra đời, thì ngoài ngành học “Quản trị kinh doanh” (mà không biết kinh doanh cái gì) vẫn để nguyên, lại có quản trị kinh doanh một số ngành kinh tế cụ thể như: Quản trị dịch vụ du lịch, lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống…tức là nâng việc quản trị kinh doanh một số ngành kinh tế cụ thể

thành ngành học. Tiêu chí để xếp ngành học cấp IV ởđây không rõ ràng, chưa hợp

doanh bỗng nhiên phải chuyển thành ngành học, phải mở ngành lại và theo quy định mới thì lại chưa đủcác điều kiện để mở ngành.

+ Về mởngành đào tạo:

Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT, ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định điều kiện, hồsơ, quy trình mởngành đào tạo, đình chỉ

tuyển sinh thu hồi quyết định mởngành đào tạo trình độđại học, trình độcao đẳng,

điểm a khoản 1, điều 3 về“điều kiện được xem xét để mở ngành trình độ cao đẳng”

có ghi “có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng

của chương trình đăng kí mở ngành, trong đó có ít nhất 4 giảng viên có trình độ

thạc sỹđúng ngành đăng ký”. Đây là một quy định thiếu thực tế. Bởi vì ngày nay,

trong cơ chế thịtrường cạnh tranh, mỗi ngành học có rất nhiều trường đào tạo (khác với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung Nhà nước phân công ngành nghềđào tạo cho các

trường), nên thường mỗi năm, mỗi ngành học một trường chỉ tuyển được 1-2 lớp học, thậm chí không tuyển đủ 1 lớp. Vì thế, dù có bố trí 100% giảng viên giảng dạy có trình độ thạc sĩ thì phần lớn các trường không cần có 4 thạc sĩ được đào tạo đúng

ngành (mà thực chất là chuyên ngành) học đăng ký, vì không đủ giờ giảng cho các thầy cô. Trên thực tế, sau khi có quy định này, rất ít trường cao đẳng đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu đúng ngành để mở ngành học mới.

+ Về liên kết đào tạo

Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trong điều 2 “đối tượng áp dụng” ghi rõ. Quy định này áp dụng đối với các Đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao

đẳng, trường đại học (gọi chung là các trường) trong liên kết đào tạo theo các hình thức giáo dục chính quy và vừa làm vừa học. Điều này có nghĩa là việc đào tạo và cấp bằng chính quy cũng có thể thực hiện ngoài trụ sở chính của trường, tại các địa

điểm đủ điều kiện do 2 bên tham gia liên kết đào tạo quy định. Nhưng ngày

14/11/2009 Bộ giáo dục lại có công văn số7628/BGĐT-GDDH v/v chấn chỉnh liên

1- Không liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông ngoài cơ sở đào tạo để

cấp bằng cao đẳng, đại học hệ chính quy.

2 – Chỉ liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông tại các trường trung cấp chuyên nghiệp trường cao đẳng, trường đại học, hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Như vậy, theo văn bản này thì việc đào tạo chính quy ở ngoài trụ sở chính của

trường sẽ không được cấp bằng chính quy nữa và điều này trái với quy định về liên thông theo Quyết định 42/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo trước đó.

Hơn thế, việc đào tạo đặt địa điểm bắt buộc tại các cơ sở liên kết, không tính tới điều kiện cụ thể của nơi học tập, chưa hẳn đã có những công trình xây dựng làm lớp học tốt hơn ở chỗ khác.

Những quy định này ra đời và ngay lập tức có hiệu lực áp dụng, không có thời gian chuẩn bị cho các lớp đang đào tạo dở dang, biến việc đào tạo theo địa chỉ

theo nhu cầu xã hội trước đó đang đúng thành sai, làm cho các trường bịđộng, lúng túng, gây bức xúc cho người học và gây khó khăn cho các trường đang đào tạo liên kết chính quy dở dang. Điều này không tạo điều kiện cho người học và do đó cũng

gây ảnh hưởng tới việc tuyển sinh vào trường.

+ Vềđào tạo liên thông:Trước tháng 12 năm 2012 việc đào tạo liên thông từ

trình độTCCN lên Cao đẳng, Đại học hoặc từCao đẳng lên Đại học được quy định bởi các văn bản:

- Quyết định số06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/2/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Theo đó, việc đào tạo liên thông 1 cấp từ trình độ THCN lên Cao

đẳng, hoặc từ trình độ cao đẳng lên Đại học do Hiệu trưởng các trường quyết định.

Đào tạo liên thông 2 cấp: Từ THCN lên Đại học thì các trường phải báo cáo Bộ

giáo dục Đào tạo và được Bộ ra Quyết định cho phép. Những học sinh sinh viên tốt nghiệp loại khá thì sẽđược học liên thông ngay, còn những học sinh sinh viên tốt nghiệp loại trung bình khá phải sau 1 năm mới được thi liên thông, thời gian học liên thông 1 cấp là 1,5 năm;

- Thông tư liên tịch số:27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 28/10/2010

liên tịch giữa Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ thương binh xã hội hướng dẫn việc đào

tạo liên thông từ trình độ TCN lên cao đẳng và từ trình độ cao đẳng nghề lên đại học với nội dung đã nêu trên;

- Ngoài ra, việc đào tạo liên thông được quy định tại điều khoản 2 của Thông

tư số: 43/2011/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

14/2009/TT-BGDĐT ban hành Điều lệtrường cao đẳng.

Việc thực hiện đào tạo liên thông theo tinh thần các văn bản trên, tuy có cơ sở đào tạo làm sai, chưa nghiêm túc, nhưng cơ bản đã được các trường chấp hành nghiêm túc đi vào nề nếp, ổn định. Song, trước tình hình có một sốtrường thực hiện

chưa nghiêm túc, Bộ giáo dục Đào tạo đã ra thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày

25/12/2012 vềquy định đào tạo liên thông và thay thế tất cảcác văn bản trên. Theo tinh thần của thông tư này, thì việc đào tạo liên thông sẽđược xiết chặt, cụ thể:

- Những học sinh sinh viên tốt nghiệp TCCN, TCN, CĐ, CĐN trong thời

gian 3 năm kể từ ngày có Quyết định tốt nghiệp nếu muốn liên thông lên cao đẳng,

đại học phải dự kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH cùng với học sinh tốt nghiệp PTTH do Bộ

Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm. Những học sinh này nếu trúng tuyển khi vào học sẽ được nhà trường miễn giảm những học phần đã học. Những học sinh, sinh viên tốt nghiệp sau 3 năm đi làm mới được thi liên thông vào các trường theo

đềthi riêng có môn cơ sởngành do các trường tự ra đề và tổ chức thi. Chỉ tiêu đào

tạo liên thông của các trường không quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo đã đăng ký. Trường đào tạo liên thông phải là trường đã đào tạo học chế tín chỉvà đã có báo cáo kiểm định chất lượng đào tạo.

Những quy định mới này có tác dụng phần nào nâng cao chất lượng đào tạo

liên thông, nhưng cũng gây xôn xao dư luận xã hội và tạo ra những bức xúc cho học

sinh, sinh viên đang học dở dang. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường cao đẳng. Nhiều học sinh thi chưa đỗ đại học sẽ chọn con

được thi đại học. Như thế, nguồn tuyển sinh của các trường cao đẳng đã ít lại càng ít

hơn.

+ Về chính sách tuyển sinh: Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và hàng năm đều có bổ sung. Việc thi tuyển sinh theo phương thức “3 chung” nhiều năm nay đã đi vào nề nếp, ổn định và tỏ ra có nhiều ưu điểm, nên được đa số các trường hưởng ứng, ủng hộ. Việc quy

định điểm sàn đểvào đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường là rất cần thiết. Nó tránh tình trạng tuyển sinh bừa bãi, lấy điểm đầu vào đại học quá thấp dẫn đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường thấp, không đáp ứng được nhu cầu xã hội và làm giảm uy tín chung của giáo dục đại học Việt Nam. Thực tế, từ năm học 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép một số trường tốp trên tự

chủ động trong việc tuyển sinh, nhưng nhiều trường cũng từ chối thi riêng và tự

nguyện tuyển sinh theo phương thức “3 chung”. Tuy nhiên, việc xác định điểm sàn và cách thức thí sinh dự thi và xét tuyển thì cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, cụ thể:

- Vềđiểm sàn: Nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn

vào đại học, tùy theo khối thi và thường giao động khoảng 13-15 điểm. Còn điểm tối thiếu vào cao đẳng thường thấp hơn điểm sàn đại học khoảng 3 điểm. Ví dụ:

Năm 2012 vừa qua, bộ quy định điểm sàn vào đại học khối A là 13 điểm còn vào

cao đẳng là 10 điểm. Việc quy định điểm sàn như thế, đối với các trường đại học thì

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)