5. Kết cấu của luận văn
2.3.2.2. Chính sách giá cả đào tạo
Giá cả đào tạo đối với cơ sởđào tạo là mức thu tài chính hợp lý, đủ tồn tại, phát triển và được người học chấp nhận mà cơ sởđào tạo thu được từ hoạt động đào
tạo tính trên mỗi người học ở từng ngành, nghề, bậc học , loại hình, lớp đào tạo, bồi
dưỡng xác định.
Đối với trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Bộ Công Thương, tuy là trường công lập, nhưng từnăm 2000 Bộ chủ quản đã thực hiện việc giao khoán kinh
phí. Theo đó, Bộ chỉ cấp khoảng 20% - 25% nhu cầu chi tiêu thường xuyên (chi hoạt động nghiệp vụ đào tạo, tiền công, tiền lương, xăng, xe, điện, nước…). Phần còn lại, Trường phải tự lo từ nguồn thu học phí và các dịch vụ khác.
Mức thu học phí của Trường đối với học sinh sinh viên đào tạo phải theo quy
định của Nhà nước tại Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từnăm học 2010-2011 đến
2014-1015 ( gọi tắt là Nghịđịnh số: 49/2010/ NĐ-CP). Theo đó, mức thu học phí của Trường đối với hệ Cao đẳng và TCCN học chính quy từnăm học 2010 – 2011
Bảng 2.2: Mức thu học phí của Trường từ năm 2010 đến 2013 Đơn vị tính: 1000 đồng/ người/ tháng HỆ ĐÀO TẠO NGÀNH HỌC Năm học 2010 -2011 Năm học 2011 -2012 Năm học 2012 -2013
QĐ Thu QĐ Thu QĐ Thu
CAO ĐẲNG Kế toán - QTKD 232 230 284 280 336 335 Khách sạn – Du lịch 248 245 316 315 384 380 TRUNG CẤP Kế toán – QTKD 203 200 248 245 294 290 Khách sạn – Du lịch 217 215 276 275 336 335
Chú giải:QĐ – Mức thu học phí theo quy định tại Nghịđịnh số: 49/2010/ NĐ-CP
Thu – Mức thu học phí của Trường
Nguồn: Phòng Kế toán của Trường
Mức thu học phí của Trường nêu trên thấp hơn mức quy định của Nhà nước không nhiều, nhưng trong điều kiện Trường phải tự lo 75 – 80% kinh phí thường
xuyên như đã nói trên, thì cũng là một sự cố gắng giảm nhẹcho người học. Hơn thế, mức thu này thấp hơn nhiều so với mức thu của các trường ngoài công lập có điều kiện kinh tế, xã hội tương tự. Ví dụ: Mức thu học phí của một số trường cao đẳng ngoài công lập đối với sinh viên học ngành Kế toán và ngành Quản trị kinh doanh
năm học 2012 -2013 như sau:
Bảng 2.3: Mức thu học phí ngành học Kế toán, Quản trị kinh doanh
của một số trường ngoài công lập 2012 – 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng/ người/ tháng
STT TÊN TRƯỜNG NƠI ĐẶT TRỤ SỞ MỨC THU
01
Trường CĐ Asean Văn lâm, Hưng Yên 450
02
Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên MỹHào, Hưng Yên 450
03
Trường CĐ công nghệ Bắc Hà TừSơn, Bắc Ninh 440
04
Trường CĐ công nghệ Hà Nội Từ Liêm, Hà Nội 520
05
Trường CĐ Đại Việt Từ Liêm, Hà Nội 550
Trung bình: 482
Nguồn: Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013, NXB Giáo dục
Việt Nam.
Như vậy, so với mức thu học phí trung bình các ngành học Kế toán và Quản trị kinh doanh của các trường ngoài công lập nêu trên (482.000 đồng/ SV/ tháng), thì mức thu học phí cùng các ngành học này của Nhà trường (335.000 đồng/ SV/ tháng) thấp hơn 147.000 đồng/SV/ tháng. Điều này, thể hiện lợi thế của trường công lập nói chung và của Trường nói riêng trong việc tuyển sinh vào trường.
Đối với đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, thì mức thu học phí do Trường tự tính dựa trên những chi phí cần thiết cho một lớp học và số người học dự kiến sẽ tham gia lớp.
Nhà trường đã luôn thực hiện chính sách giá phân biệt trong quá trình đào
tạo. Cụ thể:
Trong đào tạo chính quy, Trường luôn thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí cho các học sinh sinh viên nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách xã
hội như thương binh, con thương binh, con liệt sĩ, học sinh sinh viên là người dân tộc thiểu số, người học ở nông thôn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những vùng thường xuyên gặp thiên tai bão lụt…thu nhập thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh sinh viên thuộc diện này của
Trường khá cao. Tuy nhiên, từ khi có Nghịđịnh số: 49/2010/NĐ-CP, các khoản hỗ
trợ cho học sinh, sinh viên này đã được Nhà nước chi thông qua các SởLao động
Thương binh và Xã hội ởđịa phương.
Đối với các lớp đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng, Nhà trường cũng thực hiện chính sách giá phân biệt, mềm dẻo, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cụ thể của người học ở tùng địa phương. Ví dụ, các lớp mở tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ có thể thu học phí cao hơn các lớp mở tại Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang… Nhờ chính sách này, nên không có học sinh sinh viên hoặc người học nào
đang học mà phải bỏ học vì điều kiện học phí.
Ngoài học phí, các chi phí khác cho người học tại Trường cũng rất thấp. Ví dụ: Chi phí ở ký túc xá của trường năm 2011-2012 là 80.000đ/ người / tháng với điều kiện ở tốt như: Nhà xây kiên cố, sạch đẹp, công trình vệ sinh khép kín,
đầy đủđiện nước.