0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Mô hình thử nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN GLICLAZID 30 MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (Trang 48 -51 )

Nghiên cứu TĐSH thường được tiến hành theo mô hình chéo (cross-over design) gồm 2 giai đoạn với sự sắp xếp ngẫu nhiên các đối tượng. Mỗi cá nhân lần lượt sử dụng thuốc đối chiếu rồi thuốc thử hay ngược lại. Giữa hai giai đoạn có một thời gian nghỉ (washout) để cơ thể đào thải cho hết lượng thuốc đã hấp thu. Thời gian nghỉ giữa hai lần dùng thuốc phải bằng ít nhất 5 lần [137] thời gian bán hủy của hoạt chất chính hay các chất chuyển hoá của nó đo được trong dịch sinh học.

Mô hình chéo thông dụng trong nghiên cứu TĐSH vì có ưu điểm: - So sánh hai công thức trên từng cá thể.

- Giảm thiểu tính biến thiên trong từng cá thể (intrasubject coefficient of variation) dùng thuốc.

- Giảm thiểu độ lệch của tỉ số μT/ μR.

Khi sử dụng mô hình chéo cần lưu ý đến khái niệm hiệu quả tồn dư (carryover effects) hay hiệu quả thặng dư (residual effects) là tác dụng của thuốc trong giai đoạn trước còn để lại ảnh hưởng trong giai đoạn sau.

1.6.2.3. Đối tượng

Mục tiêu cơ bản của việc định ra các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu là để làm giảm thiểu tính biến đổi về dược động học liên quan đến đặc tính của từng đối tượng.

Yêu cầu chung [50], [137]:

- Người tình nguyện (NTN), trưởng thành, có sức khỏe, tuổi từ 18-55, bao gồm cả hai giới tính nếu có thể được.

- NTN nên là người không hút thuốc. Trường hợp bất khả kháng, người hút thuốc có thể tham gia nhưng phải ghi rõ ràng số lượng thuốc hút trong ngày. - NTN phải được xác định rõ về dân chủng học, sức khỏe, điều kiện tinh thần…

qua các kiểm tra về thể trạng, tiền sử bệnh, test lâm sàng… Theo ASEAN, chỉ số khối cơ thể (BMI-Body Mass Index) của người châu Á nên nằm trong khoảng 18-25 [18].

- Chuẩn hóa các bữa ăn và thức uống của người tình nguyện: thường thì thuốc được sử dụng sau khi nhịn đói qua đêm khoảng 10 giờ. Nếu chế phẩm phải được đánh giá khi bụng đói thì phải không được ăn trong vòng 4 giờ sau khi dùng thuốc. Tất cả các bữa ăn và thức uống phải được chuẩn hóa cả về thành phần, số lượng và thời gian. Thể tích nước sử dụng phải cố định (ví dụ 150- 250 ml) do một số nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi đáng kể về sinh khả dụng khi thuốc được uống với những thểâ tích nước khác nhau. Đối với các thử nghiệm của thuốc uống dùng trị ĐTĐ, các chuyên luận trong Dược điển Mỹ quy định rõ thức uống sử dụng là dung dịch glucose 20% [142].

- Không dùng thức ăn, nước uống có chứa cồn hoặc xanthin trong vòng 48 giờ trước khi uống thuốc và cho đến khi lấy mẫu máu cuối cùng.

- NTN không dùng thuốc kê toa, bao gồm cả thuốc tránh thai, trong 2 tuần trước thử nghiệm; không dùng thuốc không kê toa trong 1 tuần trước thử nghiệm cho đến khi kết thúc.

- NTN không uống nước trong vòng 1 giờ trước và 1 giờ sau sau khi uống thuốc ngoại trừ những quy riêng phù hợp với từng loại thử nghiệm.

Số lượng người tình nguyện được yêu cầu tùy theo từng quốc gia, lãnh thổ nhưng phải được tính toán một cách thích hợp và không được ít hơn 12 (FDA, Châu Âu, Canada, ASEAN), 16 (Ấn Độ) hay 24 (USP)… [18], [27], [28], [31], [50], [137].

Số lượng người tình nguyện (n) được tính dựa theo 4 yếu tố sau [50]:

- Tính biến đổi của tiêu chuẩn đánh giá chính (σ): gồm hệ số biến đổi trong cùng cá thể, hệ số biến đổi giữa các cá thể. Các hệ số này có được từ các thử nghiệm pilot, các tài liệu được công bố.

- Mùức độ tin cậy mong muốn α (= 0,05).

- Độ mạnh của thử nghiệm β = 0,2 (độ mạnh 80%).

- Độ sai lệch Δ mong muốn từ thuốc đối chiếu (Δ = ± 20%). n ≥ 20 σ22

(1.3)

Như vậy, những thuốc có tính biến đổi của tiêu chuẩn đánh giá chính lớn (thuốc có sự chuyển hóa chủ yếu ở gan) sẽ cần đến một số lượng lớn người tình nguyện tham gia vào thử nghiệm lâm sàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN GLICLAZID 30 MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (Trang 48 -51 )

×