Cảnh quan học nhân sinh

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 137 - 140)

- Đai chân núi tiếp giáp với đồng bằng hay ở các thung lũng chia cắt sâu

1. Cảnh quan học nhân sinh

Cũng giống nhƣ những quan niệm về CQ, CQNS đƣợc xem xét ở nhiều góc độ, cách tiếp cận, thậm chí với những tên gọi khác nhau. Nhiều tác giả gọi những CQ đƣợc hình thành do những tác động của con ngƣời vào CQ tự nhiên là CQNS, song một số tác giả khác lại gọi đó là CQ văn hóa vì cho rằng đó là kết quả của những hoạt động văn hóa tự nhiên.

Nhà địa lý văn hóa Mỹ Sauer xem xét những CQ đƣợc thành tạo sau khi có hoạt động của một nền văn hóa, một nhóm yếu tố văn hóa lên tự nhiên, những CQ đó đƣợc ông gọi là CQ văn hóa. Từ đây có thể thấy rằng, cảnh quan tự nhiên qua thời gian chịu sự chi phối của nhân tố con ngƣời (VH) hình thành nên các đơn vị lãnh thổ mang dấu ấn của con ngƣời với các dạng hoạt động nhân sinh phong phú và đa dạng (dân số, nông nghiệp, công nghiệp...), đó chính là CQ văn hóa hay còn gọi là CQNS. Nhƣ vậy, Sauer và nhiều nhà địa lý khác đã thừa nhận và đánh giá cao vai trò của tầm VH tới việc hình thành CQVH. Ứng với một cộng đồng ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ cho ra đời một bộ mặt đặc thù của CQNS trong một vùng lãnh thổ cụ thể. Điều này khẳng định, sự hình thành và phát triển của CQNS trong một vùng lãnh thổ cụ thể. Điều này khẳng định, sự hình thành và phát triển của CQNS phụ thuộc chặt chẽ vào những giá trị thực và sự thay đổi của tầm văn hóa theo không gian và thời gian.

Quan niệm và cách nhìn nhận của Sauer đƣợc nhiều nhà địa lý nhân văn tán thành và ủng hộ. “CQVH được thành tạo từ CQTN bởi sự tác động của nhóm yếu tố VH. VH là chủ thể tác động, CQ tự nhiên là đối tượng bị tác động và CQVH là kết quả”. Theo thời gian bản thân một tầm văn hóa cũng bị thay đổi do sự phát triển của XH và dẫn đến những CQ cũng thay đổi theo, đồng thời trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, CQ có thể đạt tới trạng thái cực đỉnh của quá trình phát triển. Tuy nhiên, quan niệm về CQVH còn chƣa có tính thống nhất cao, thậm chí “với sự xâm nhập của một nền VH hay một nhóm yếu tố văn hóa ngoại lai sẽ làm cho những hợp phần của CQVH thay đổi, thậm chí đƣợc trẻ hóa hoặc xuất hiện CQVH mới với cấu trúc khác trƣớc”.

Thuật ngữ, CQNS đƣợc Gozep sử dụng từ năm 1930 khi ông dùng nó vào việc định rõ đặc tính các dạng lãnh thổ ở khu vực địa hình cát. Tiếp theo, Ramenxki đã chú ý tới các đơn vị cảnh quan hình thành dƣới các tác động của con ngƣời. Ông cho rằng, đối tƣợng nghiên cứu của CQ học không phải chỉ ở mỗi đơn vị CQ tự nhiên mà cả ở những CQ bị biến đổi do tác động của con ngƣời và cả những CQVH do con ngƣời tạo ra, đó chính là CQNS. Tuy nhiên khi đó những khái niệm về CQNS đƣa ra còn chƣa rõ rằng và tùy thuộc vào những nghiên cứu cụ thể, tùy vào góc độ nhìn nhận mà quan niệm của mỗi ngƣời có khác nhau.

Năm 1973 Minkov đã đƣa ra khái niệm “CQNS là các CQ được xây dựng bởi con người và cũng là các CQ tự nhiên mà trong đó có bất kỳ một thành phần nào bị

thay đổi tận gốc và không tận gốc của các hợp phần đó”. Nhƣ vậy, Minkov thừa

nhận rõ ràng sự hiện hữu của CQNS, nó không chỉ là các CQ đƣợc xây dựng bởi các công trình kỹ thuật của con ngƣời, mà còn bao gồm các CQ tự nhiên đã bị tác động để dẫn đến một hợp phần nào đó bị thay đổi.

Trong khi đó, Drozdov (1988) lại xem xét CQNS ở khía cạnh dƣới mọi hình thức tác động chủ quan và khách quan của con ngƣời. Theo ông “CQNS là các địa tổng thể mà trong đó có sự biến dạng nảy sinh liên quan đến sự xuất hiện của hoạt

động con người”. Đây là một khái niệm khá rộng, hàm chứa cả sự thay đổi CQ dƣới

tác động gián tiếp của con ngƣời. Có thể nhận thấy rằng, hầu hết những CQ tự nhiên khi xuất hiện những tác động trực tiếp hay gián tiếp (quản lý, bảo tồn) đều trở thành CQNS và nhƣ vậy cũng giống nhƣ Sauer và nhiều nhà địa lý khác, CQNS của Drozdov chứa đựng 2 nhóm nhân tố cấu thành là tự nhiên và nhân sinh.

Theo hƣớng này, trong các công trình nghiên cứu của mình, Ixatsenko (1991) cũng xem CQNS chỉ là sự biến dạng khác nhau của CQ tự nhiên do hoạt động của con ngƣời gây ra.

Từ điển Bách khoa toàn thƣ địa lý Liên Xô (1988) chỉ rõ: “CQNS là CQ địa lý được tạo nên từ kết quả các hoạt động có mục đích của con người, đồng thời cũng là những CQ xuất hiện trong quá trình biến đổi CQ tự nhiên ngoài ý thức của con

người”. Qua đó, một lần nữa các nhà địa lý Xô Viết khẳng định những CQ tự nhiên

khi xuất hiện các dạng hoạt động nhân sinh (chủ ý hay vô ý) đều là những CQ nhân sinh. Nhƣ vậy, về bản chất thì CQNS hình thành do kết quả của các tác động trực tiếp hay gián tiếp của con ngƣời.

Giống nhƣ quan niệm của Ixatsenko, Nguyễn Văn Vinh và cộng sự xem xét CQNS ở góc độ là những CQ bị biến đổi bởi sự hoạt động có ý thức hay vô ý thức của con ngƣời. Tuy không thể hiện trong khái niệm, nhƣng các tác giả chú ý đến mức độ tác động của con ngƣời vào các đơn vị tự nhiên để dẫn đến sự hình thành CQNS. Hơn nữa, tác động phải dẫn đến những thay đổi về lƣợng trong CQ nhƣng cũng có thể chƣa đủ làm cho CQ tự nhiên biến đổi (CQ bị tác động yếu).

Theo Nguyễn Cao Huần, “CQNS là CQ tự nhiên mà trong đó có bất kì một hợp

phần nào đó bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi hoạt động của con người”. Hoạt động

của con ngƣời nhƣ một yếu tố thành tạo và quản lý CQ. Tác giả nhận thấy trong thực tế có những CQ ít bị biến đổi nhƣng đƣợc bảo tồn, quản lý bởi con ngƣời và có xu thế đƣợc cải thiện nhờ sự quản lý khôn ngoan của con ngƣời, đó cũng là một dạng CQNS, ví dụ khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cấm...Tác giả cũng cho rằng sự khác biệt lớn của CQNS so với CQTN là nó chịu sự chi phối rõ rệt của quy luật XH.

Tóm lại, hầu hết các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của CQNS và đó là những CQ hiện đại mang dấu ấn của hoạt động con ngƣời. Nếu nhƣ dạng hoạt động thể hiện hình thức thì nội dung của nó biểu đạt tầm văn hóa của một cộng đồng ngƣời trên một lãnh thổ cụ thể ở một giai đoạn lịch sử nhất định mà kết quả là tạo nên những CQ gồm các hợp phần tự nhiên hòa nhập với những yếu tố do con ngƣời tác động, tạo dựng nên và nó tiếp tục bị biến đổi theo nhu cầu và tầm nhận thức của con ngƣời. Điều này lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của nhiều tác giả Bắc Mỹ về sự hình thành CQNS.

Seminar: 6 tiết (0- 0- 6)

1. Qui luật địa đới và biểu hiện của qui luật ở Việt Nam. 2. Qui luật phi địa đới và biểu hiện của qui luật ở Việt Nam. 3. Các hợp phần và yếu tố cơ bản thành tạo cảnh quan Việt Nam.

4. Phân tích các tác động của con ngƣời đến việc hình thành và phát triển cảnh quan hiện đại.

5. Hệ thống các đơn vị phân vùng cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000.

6. Hệ thống các cấp phân vị, các chỉ tiêu phân loại áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000.

7. Đặc điểm động lực của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. 8. Phân tích các chức năng của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

HƢỚNG DẪN 1. Nội dung 1. Nội dung

- Lớp Địa chia 3 nhóm thực hiện chủ đề 6, 7, 8. - Lớp MT chia 5 nhóm thực hiện chủ đề 1, 2, 3, 4, 5. - Lớp MT chia 5 nhóm thực hiện chủ đề 1, 2, 3, 4, 5.

2. Yêu cầu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 137 - 140)