Các kiểu biến đổi của cảnh quan

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 101 - 104)

- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.

5 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo

3.6.2. Các kiểu biến đổi của cảnh quan

a, Phân loại dựa trên tính thuận nghịch của quá trình

Có 2 kiểu biến đổi: thuận nghịch và không thuận nghịch:

- Biến đổi thuận nghịch là sự biến đổi với sự trở lại trạng thái ban đầu sau lần tác động không có sự tái tạo cảnh quan về chất lƣợng chỉ thực hiện chức năng biến đổi trạng thái cảnh quan. Ví dụ nhƣ biến đổi theo mùa thuộc về biến đổi thuận nghịch, thực chất chúng không mang theo một cái gì mới vào trong trật tự đã xác lập của sự vật. Thuộc loại này còn có những sự biến đổi có tính tai nạn (động đất, cháy lớn...), sau đó cảnh quan lại khôi phục gần giống trạng thái trƣớc tai nạn.

- Biến đổi không thuận nghịch hay còn gọi là tiến bộ là sự biến đổi theo một phía, một hƣớng nhất định mà không quay trở lại trạng thái ban đầu. Theo L.S. Becgo thì khí hậu, các nhân tố địa chất (sự nâng lên, hạ xuống của mực nƣớc biển), hoạt động của con ngƣời, sinh vật là các tác nhân gây ra sự biến đổi không thuận nghịch.

b, Phân loại dựa trên các yếu tố tác động và mức độ biến đổi

* Biến đổi đột ngột:

Là biến đổi cảnh quan do yếu tố ngoại cảnh bất lợi là thiên tai, tai biến (lửa, bão, lũ, động đất, sóng thần…), chiến tranh, bệnh tật… Các yếu tố này gây ra tác động mạnh trong thời gian ngắn, ở các qui mô không gian khác nhau làm cho cảnh quan biến đổi đột ngột. Sau đó, trạng thái cảnh quan bị biến đổi ít phụ thuộc vào trạng thái ban đầu, mà chỉ phụ thuộc vào tác động.

* Biến đổi tuần tự:

Do yếu tố ngoại cảnh tác động trong một khoảng thời gian dài, tạo ra sự biến đổi cảnh quan trong đó trạng thái bị biến đổi phụ thuộc nhiều vào trạng thái trƣớc đó. Do đó, kiểu biến đổi này có khả năng dự đoán.

Có 3 dạng biến đổi cảnh quan tuần tự:

- Biến động lớp phủ mặt đất do sử dụng đất: nguyên nhân do hoạt động phát triển của con ngƣời nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, quần cƣ, xây dựng, thƣơng mại. Trên phạm vi toàn cầu, những hệ quả của biến đổi sử dụng đất nhìn nhận ở hai khía cạnh biến đổi khí hậu và biến đổi đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu: Biến đổi lớp phủ mặt đất do sử dụng đất là một nhân tố quan trọng làm tăng lƣợng CO2 trong phạm vi toàn cầu và đóng góp vào biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) ƣớc tính biến đổi sử dụng đất (phá rừng chuyển thành đất nông nghiệp…) phát thải khoảng 1,6±0,8Gt cacbon vào khí quyển mỗi năm tƣơng đối lớn nếu so sánh với nguồn phát thải CO2 chính trên Trái Đất từ đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng đạt 6,3± 0,6 Gt cacbon mỗi năm.

Biến đổi đa dạng sinh học: Qui mô và loại hình sử dụng đất trực tiếp ảnh hƣởng đến nơi sống tự nhiên và sẽ tác động đến đa dạng sinh học cả qui mô

toàn cầu, địa phƣơng. Tác động chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ, các khu vực đa dạng sinh học cao thành khu vực phát triển kinh tế nên dẫn tới những hệ quả sinh thái nghiêm trọng là mất nơi sống, suy thoái và phân mảnh cảnh quan. Các nguyên nhân trên đều là những nhân tố gây mất đa dạng sinh học qui mô lớn, ngay cả trong trƣờng hợp cảnh quan đƣợc phục hồi khỏi mất nơi sống và suy thoái cảnh quan nhƣng sự phân mảnh cảnh quan là một nhân tố giới hạn đối với nhiều loài đã từng cƣ trú trong nơi sống đó. Vì vậy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đƣợc coi là nguyên nhân lớn nhất gây tuyệt chủng đối với các sinh vật trên lục địa.

- Diễn thế sinh thái: diễn thế sinh thái tạo ra sự phát triển tuần tự của cảnh quan theo thời gian. Các nhân tố gây diễn thế sinh thái bao gồm các nhân tố vô sinh (tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã sinh vật), các nhân tố hữu sinh (tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây diễn thế), nhân tố con người với những tác động vô ý thức (đôt, phá rừng…) hay có ý thức (cải tạo thiên nhiên, xây hồ thủy lợi…) có vai trò quan trọng trong định hƣớng diễn thế. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi quan trọng nhất đƣợc quan tâm là thay đổi cấu trúc của quần xã sinh vật và lớp phủ thổ nhƣỡng.

- Suy thoái cảnh quan: là sự suy giảm ổn định của các thuộc tính của cảnh quan, là kết quả tác động của các nhân tố tự nhiên và nguyên sinh. Nó đƣợc đặc trƣng bởi sự biến đổi cực đoan trong phạm vi rộng của cấu trúc cảnh quan, biểu thị bằng sự mất toàn bộ khả năng thực hiện tái sản xuất tài nguyên và môi trƣờng nhƣ axit hóa, phú dƣỡng, khô cằn… Hai hợp phần chịu ảnh hƣởng rõ rệt là suy thoái lớp phủ thực vật thoái hóa đất.

Suy thoái lớp phủ thực vật là sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học cũng nhƣ các nguồn lâm sản. Tình trạng đó dẫn tới những hậu quả môi trƣờng nghiêm trọng do sự phá vỡ cân bằng sinh thái nhƣ tăng cƣờng quá trình xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, lũ lụt, hạn hán diễn ra mãnh liệt. Sự suy thoái lớp phủ thực vật là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái đất.

Thoái hóa đất là dấu hiệu chung của sự suy giảm nhất thời hoặc thƣờng xuyên khả năng sản xuất của đất đai (UNEP, 1992), là những quá trình thay đổi

các tính chất lý, hóa, sinh học của đất dẫn đến làm giảm hoặc mất đi khả năng thực hiện chức năng của mình. Điều này dẫn đến sự phá hủy cấu trúc đất, các chất dinh dƣỡng, làm suy giảm độ phì nên sẽ ảnh hƣởng đến các hợp phần khác của cảnh quan. Hiện nay, thoái hóa đất, sa mạc hóa và hoang mạc hóa là một trong những vấn đề môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ đang phải đối mặt.

(a) (b)

Hình 3.12. Suy thoái cảnh quan do biến đổi cảnh quan tuần tự: (a) Suy thoái lơp phủ thực vật do đốt phá rừng mưa nhiệt đới ở Madagaxca, (b) Thoái hóa đất do

mất lớp phủ rừng tăng cường quá trình xói mòn ở vùng đấtCheltenham- Canada,

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 101 - 104)