Nguyên tắc đồng nhất phát sinh hình thá

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 130 - 131)

- Đai chân núi tiếp giáp với đồng bằng hay ở các thung lũng chia cắt sâu

5.2.1. Nguyên tắc đồng nhất phát sinh hình thá

Nguyên tắc này đỏi hỏi phải phân tích chi tiết những qui luật phân hóa lãnh thổ để tạo thành các đơn vị cảnh quan ở các cấp khác nhau, trên cơ sở đó xác định đƣợc quá trình phát sinh, phát triển của các đơn vị cảnh quan này và so sánh với quá trình phát sinh hiện tại của cảnh quan giúp cho việc dự đoán sự phát triển tƣơng lai của cảnh quan. Những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tƣơng đối giống nhau sẽ đƣợc xếp vào một đơn vị cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tƣơng đối đồng nhất nhƣng không cùng nguồn gốc phát sinh sẽ đƣợc phân thành các đơn vị cảnh quan khác nhau.

Trên cơ sở đó vạch ra ranh giới các cấp đơn vị cảnh quan. Vạch ra đƣợc trên bản đồ các đơn vị cảnh quan theo nguyên tắc phát sinh- hình thái và nắm đƣợc quá trình phát triển của chúng là cơ sở khoa học để điều khiển và sử dụng hợp lý cảnh quan.

Nhƣ vậy, khi xây dựng bản đồ cảnh quan một lãnh thổ cảnh quan thì cơ sở khoa học đầu tiên là phải có một hệ thống phân loại đƣợc thể hiện cụ thể trên bản đồ. Các bản đồ cảnh quan ở bất kỳ tỷ lệ nào thì các chỉ tiêu phân loại của từng cấp phân vị phải là đặc điểm đặc trƣng của môi trƣờng tự nhiên có liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến đặc trƣng sinh thái của sinh vật. Các chỉ tiêu phân chia vừa có tính khách quan vừa đảm bảo tính logic khoa học và ứng dụng thực tiễn.

Khi xây dựng bản đồ cảnh quan thƣờng sử dụng các chỉ tiêu hợp phần nhƣ địa hình, khí hậu, nƣớc, động vật, thực vật, thổ nhƣỡng... nhƣ các yếu tố thành tạo cảnh quan hoàn toàn bình đẳng trong các thể tổng hợp và đƣợc phân chia theo hệ thống kiểu loại với các tính chất định tính và định lƣợng riêng. Ví dụ với yếu tố khí hậu bản đồ cảnh quan thƣờng sử dụng giá trị trung bình nhiều

năm của mƣa, nhiệt; hay ở đặc điểm của yếu tố địa hình sử dụng các ngƣỡng trắc lƣợng (độ cao) địa hình đƣợc xác định trong mối liên quan với sự biến đổi của điều kiện nhiệt, ẩm, cấu trúc và thành phần của lớp phủ thổ nhƣỡng, lớp phủ thực vật.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 130 - 131)