- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.
5 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo
3.3. Chức năng của cảnh quan 1 Khái niệm
3.3.1. Khái niệm
Chức năng cảnh quan biểu thị quan hệ tƣơng tác giữa các nhân tố không gian, bao gồm dòng năng lƣợng, vật chất và sinh vật trong cảnh quan.
Chức năng cảnh quan đƣợc hiểu theo 2 nghĩa:
1/Các quá trình nội tại trong cảnh quan:
+ Bao gồm các quá trình địa lý tự nhiên và quá trình sinh thái trong nội tại cảnh quan nhƣ quá trình địa mạo, thủy văn, chu trình các chất dinh dƣỡng, dòng năng lƣợng trong chuỗi, lƣới thức ăn.
+ Đƣợc hiểu theo nghĩa “vận hành”, “hoạt động” của cảnh quan liên quan đến dòng vật chất, năng lƣợng và sinh vật. Theo hƣớng này, chức năng của cảnh quan đƣợc định nghĩa là “tổng hợp các quá trao đổi, biến đổi vật chất và năng lượng trong cảnh quan” (A.G.Ixatsenko), “là dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng và sinh vật giữa các yếu tố cảnh quan…hoặc quá trình tương tác mảnh rời rạc- thể nền” (Forman, 1981).
+ Nghĩa này đƣợc áp dụng rộng rãi với cảnh quan tự nhiên, trong đó các quá trình trong cảnh quan có ƣu thế nổi bật hơn dịch vụ trong cảnh quan.
+ Chức năng cảnh quan bao gồm các quá trình sơ đẳng mang tính cơ học, hoá học, sinh học. Vì thế, chức năng hoạt động của cảnh quan tuân theo những định luật vật lý học, sinh học, hoá học. Thí dụ: sự vận động cơ giới của vật chất, sự quang hợp, quá trình khoáng hoá.
2/ Các lợi ích con người thu được từ các thuộc tính và các quá trình của cảnh quan
+ Đó là lợi ích thu đƣợc từ các thuộc tính, các quá trình địa lý tự nhiên và quá trình hệ sinh thái của cảnh quan nhƣ chức năng cung cấp thức ăn, phân giải chất ô nhiễm…
+ Theo Dự án Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (2003), chức năng cảnh quan biểu thị: khả năng của một cảnh quan cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội”. Các hàng hóa, dịch vụ này đều có lợi ích cho con ngƣời nhƣ cung cấp thức ăn, nƣớc uống…