Khái niệm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 30 - 31)

Quy luật địa đới là quy luật phản ánh đặc tính phân dị độc đáo về nét cấu trúc của lớp vỏ địa lý, thể hiện sự thay đổi có quy luật của các thành phần của lớp vỏ địa lý và các tổng thể địa lý tự nhiên (hay cảnh quan địa lý) theo vĩ độ (từ xích đạo đến hai cực).

Nguyên nhân căn bản là do hình dạng cầu của Trái Đất (chính xác là hình elip quay) và vị trí tƣơng đối của từng thành phần (không tính đến yếu tố địa hình: lục địa hay đại dƣơng) so với Mặt Trời.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì điều kiện cần thiết là sự rọi chiếu của tia sáng Mặt Trời với một góc nhỏ dần từ xích đạo đến 2 cực, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, kích thƣớc và khối lƣợng của Trái Đất, độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng hoàng đạo.

Nhƣ S.V.Kalexnik đã nhận thấy, trên Trái đất sẽ hoàn toàn không có tính địa đới nếu nhƣ nó nằm ở vị trí cách xa mặt trời nhƣ vị trí của Diêm Vƣơng tính: Trái Đất sẽ nhận đƣợc nhiệt của Mặt Trời nhỏ hơn1600 lần so với bây giờ và toàn bộ bề mặt của nó sẽ biến thành một hoang mạc băng tuyết hoàn toàn.

Sự tồn tại của tính địa đới còn phụ thuộc gián tiếp vào kích thƣớc của Trái Đất: nếu giảm kích thƣớc (và khối lƣợng) của hành tinh rút cục khí quyển sẽ biến mất, và thực tế sẽ không còn xuất hiện tính địa đới nữa. Độ nghiêng của trục Trái đất đối với mặt phẳng hoàng đạo (dƣới một góc gần 650

33’) cũng quyết định sự thu thập không đồng đều của bức xạ mặt trời theo mùa và điều đó sẽ làm phức tạp hoá tính địa đới –tăng cƣờng tính tƣơng phản về sự thay đổi địa đới và tăng số lƣợng của các đới. Cuối cùng, sự phức tạp hoá rõ rệt các hiện tƣợng của các hiện tƣợng địa đới cũng có liên quan với chuyển động ngày đêm ngày đêm của địa cầu. Lực Côriolít trong đó đóng một vai trò đặc biệt, lực Côriolít gây ra sự lệch hƣớng của các vật chất chuyển động, trong đó có các khối khí và dẫn tới sự phân bố lại đáng kể nhiệt và ẩm.

Năng lƣợng mặt trời thực tế là nguồn duy nhất của các quá trình lý hoá và sinh vật tiến hành trên bề mặt Trái Đất. Cƣờng độ của các quá trình đó do năng lƣợng nhiệt và ánh sáng mặt trời đi tới quyết định trực tiếp, vì thế nên các quá trình đó nhất định phải có tính chất địa đới.

Nhƣ vậy, sự tồn tại của tính địa đới trên địa cầu hoàn toàn do nguyên nhân hành tinh vũ trụ, hay là các nguyên nhân thiên văn gây nên, song các hình thức thể hiện lại do bản chất của chính lớp vỏ địa lý làm biến đổi các tác động bên ngoài. Do đó, các nguyên nhân vũ trụ chỉ tạo nên các điều kiện cần thiết cơ bản cho sự xuất hiện của tính địa đới, còn nội dung cụ thể do những điều kiện đặc thù của lớp vỏ địa lý tạo nên. Tính địa đới sẽ có nội dung cụ thể trong những điều kiện đặc thù của lớp vỏ địa lý với cấu tạo phức tạp và thành phần vật chất phong phú của nó.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)