Cấu trúc của cảnh quan

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 55 - 56)

- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.

3.2. Cấu trúc của cảnh quan

Có nhiều định nghĩa về cấu trúc cảnh quan nhƣ: “Là sự sắp xếp nội tại trong cảnh quan bất đồng nhất được xác định bởi thành phần, hình dạng và tỷ lệ của các đơn vị hình thái” (Neef, 1973), “là tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ) (Kalexnik, 1978), “là đặc điểm tổ chức không gian ba chiều trên bề mặt của cảnh quan” (Bastian và Steinhard, 2002)…

Cấu trúc cảnh quan đƣợc tạo thành bởi mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các bộ phận cấu tạo cảnh quan quyết định cấu trúc hay tổ chức bên trong của nó, do sự trao đổi vật chất và năng lƣợng. Theo Kalecnik, cấu trúc cảnh quan là một tập hợp của 3 đặc điểm sau:

- Đặc điểm liên hệ tƣơng hỗ và tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt.

- Đặc điểm kết hợp giữa các đơn vị hình thái.

- Những nét quan trọng nhất của nhịp điệu theo mùa, biểu hiện trong sự thay đổi cảnh trí.

Xét theo đầy đủ các khía cạnh, có định nghĩa tổng quát hơn: “Cấu trúc cảnh quan là đặc điểm sắp xếp trong không gian, mối liên hệ giữa các hợp phần và nhịp điệu biến đổi theo thời gian trong nội tại cảnh quan, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian” (Nguyễn An Thịnh, 2010).

Hình 3.2: Mô hình tương tác – phát sinh giữa các nhân tố thành tạo cảnh quan (Phạm Quang Anh, 1996)

Việc nghiên cứu cấu trúc cảnh quan (1978) gồm 3 khía cạnh: cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang (cấu trúc không gian) và cấu trúc động lực (cấu trúc thời gian).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 55 - 56)