- Vi địa hình: những dạng địa hình có kích thƣớc nhỏ nhất, đóng vai trò làm phức tạp thêm diện mạo địa hình nhƣ gợn sóng cát, đụn cát, các
4.2.3. Hệ thống phân vị trong phân vùng cảnh quan
4.2.3.1. Chỉ tiêu của các cấp phân vị trong phân vùng
* Vòng địa lý:
- Là đơn vị thƣờng dùng để phân chia các lãnh thổ rộng lớn nhƣ cả một châu lục, một bán cầu.
- Cơ sở phân chia là nhiệt lƣợng, hoặc là cân bằng bức xạ tính theo kcal/cm2/năm, hoặc tổng nhiệt độ trên 100
C (00 ở vùng núi cao hoặc vùng gió mùa).
- Số lƣợng vòng địa lý thay đổi tuỳ theo mỗi quan điểm, song chia làm 5 vòng là tƣơng đối hợp lý: xích đạo (9.5000C), nhiệt đới (7.5000C), á nhiệt đới (4.5000C), ôn đới (1.7000C), hàn đới (dƣới 1.7000
C).
- Mỗi vòng địa lý bao gồm một số đới nên ranh giới của vòng là ranh giới của đới ở ngoại vi.
* Ô địa lý:
- Quyết định bởi bình lƣu của khí quyển và các dòng biển ở vùng duyên hải.
- Các ô địa lý khác nhau ở mức độ lục địa, tính chất khô, ẩm, nóng, lạnh của các khối không khí tác động chủ yếu trong năm.
- Ranh giới các ô địa lý hoặc trùng với các dãy núi lớn, hoặc trùng với ranh giới của các front ngăn cách các khối không khí có nguồn gốc lục địa hoặc hải dƣơng.
- Mỗi ô địa lý có một tập hợp đới riêng vì thế các kiểu thực bì địa đới là một trong những cơ sở để vạch ranh giới các địa ô.
* Xứ địa lý:
- Là một khu vực rộng lớn (từ vài chục đến vài triệu km2) có một lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của một địa- cấu trúc (nền bằng, khiên, vùng uốn nếp...).
- Vì thế, nó là một đơn vị kiến tạo - địa mạo lớn, đồng nhất về địa cấu trúc, tân kiến tạo và đại địa hình, có một đại khí hậu riêng.
- Ranh giới các xứ chủ yếu vạch ra theo đại địa hình, có xét tới cấu trúc địa chất- kiến tạo và đại khí hậu.
* Đới địa lý:
Đới địa lý có thể chạy qua vài xứ và cùng với xứ đƣợc dùng làm đơn vị xuất phát để chia các đơn vị có tính chất tổng hợp cao hơn có sự thống nhất cao về địa đới và phi địa đới.
Tiêu chuẩn của đới:
- Là một bộ phận của một vòng địa lý nhất định. - Có một chỉ số tƣơng quan nhiệt - ẩm nhất định.
- Có một kiểu thực vật và một kiểu thổ nhƣỡng địa đới nhất định. Diện tích đới cũng rộng lớn, từ hàng chục vạn, hàng triệu km2
và theo chiều bắc- nam có thể rộng 5- 10 độ vĩ tuyến.
* Miền địa lý:
Miền là sự đan cắt giữa một xứ và một đới, với kích thƣớc dao động từ hàng vạn đến hàng chục vạn km2. Tại đồng bằng, miền là một khúc đới chạy qua xứ, nghĩa là một đới theo nghĩa hẹp. Tại xứ núi, miền đƣợc phân theo tính địa đới của cấu trúc đai cao thể hiện ở: