- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.
5 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo
4.3.4. Các chức năng của cảnh quan
Hiện nay việc nghiên cứu chức năng của cảnh quan còn rất ít, không đồng bộ, không đủ do tính chất phức tạp của nó. Tuy nhiên khi đƣa tiếp cận sinh thái vào nghiên cứu cảnh quan sẽ cho phép tìm hiểu vai trò, chức năng của từng khối vật chất, từng đơn vị cảnh quan.
Bảng 5.2. Chức năng, giá trị hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan tự nhiên và bán tự nhiên (de Groot, 1992; Costaza, 1997; de Groot, 2002)
b, Một số chức năng của cảnh quan *Chức năng sản xuất:
Là sự tổng hợp chất hữu cơ, chất xanh của cảnh quan có liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp, quá trình nuôi trồng các loại cây, con. Chức năng sản xuất tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp, nguồn nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dƣợc liệu và các vật liệu hữu cơ đặc biệt. Nếu không có sản xuất thì không tồn tại xã hội nói riêng và thế giới sinh vật nói chung. Quá trình sản xuất có thể là tự nhiên nhƣ tổng hợp chất hữu cơ của cây rừng nhƣng cũng có thể do con ngƣời nuôi trồng. Sản xuất lao động là hoạt động cơ bản của con ngƣời, nó khẳng định vị thế quan trọng của chức năng đƣợc nghiên cứu.
Quá trình tổng hợp chất hữu cơ ban đầu nhờ đặc tính đặc biệt của diệp lục đã đƣợc các nhà sinh hóa, sinh thái học nghiên cứu. Trong lớp phủ cảnh quan, sự phân hóa không gian chức năng quang hợp diễn ra phức tạp phụ thuộc vào cấu trúc thành phần loài cũng nhƣ mùa sinh trƣởng và các tác động của con ngƣời về giống, thuốc hóa học, phân bón,…
Do nhu cầu sử dụng tại chỗ cũng nhƣ tạo nguồn hàng hóa trao đổi mà con ngƣời tác động vào chức năng sản xuất mang đặc thù tập quán canh tác cùng các giống đƣợc chọn lọc từ tự nhiên, giống ngoại lai, … cho thấy chức năng sản xuất của cảnh quan rất đa dạng. Riêng trồng lúa đã có sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Nếu nhƣ nhân dân miền Nam trƣớc kia hay gieo sạ (lúa trời) thì nhân dân có truyền thống gieo cấy một vụ lúa chiêm (vụ cấy dầm) và một vụ lúa mùa (vụ cấy ải).
Trong chức năng sản xuất, chức năng quang hợp là chức năng đặc thù nhất của sinh quyển hoặc cảnh quan quyển. Chức năng này biến các chất vô cơ thành chất hữu cơ.
* Chức năng sinh sản
Là sự tạo ta cá thể mới để duy trì và phát triển số lƣợng cá thể của loài sinh vật trong lớp phủ cảnh quan.
Có nhiều phƣơng thức sinh sản để duy trì số lƣợng cá thể. Sự phát triển số lƣợng cá thể của loài còn phụ thuộc vào nguồn thức ăn, tính thích nghi môi trƣờng sống, sự cạnh tranh giữa các loài. Quá trình sinh sản phụ thuộc phƣơng thức, tập tính của loài nhƣ kiểu sinh sản, mùa sinh sản và các điều kiện đặc thù khác.
Chức năng sinh sản trong các đơn vị cảnh quan diễn ra có những điểm giống nhau nhƣng cũng có điểm khác nhau do cấu trúc hình thành. Số lƣợng cá thể sinh ra trong một đơn vị thời gian là tham số đo khả năng sinh sản của loài. Chức năng sinh sản của hợp phần sinh vật trong cảnh quan đƣợc thực hiện bằng nhiều loại hình sinh sản. Mỗi loại hình sinh sản đƣợc thực hiện trong những hoàn cảnh môi trƣờng thích hợp.
Chức năng sinh sản liên hệ mật thiết với chức năng sản xuất. Vòng đời của các cá thể một loài sinh vật đều hữu hạn. Nếu cá thể mới không ra đời thì chức năng sản xuất cũng không tồn tại.
* Chức năng tự điều chỉnh:
Là sự phản ứng của các đơn vị cảnh quan với các biến động môi trƣờng nhằm duy trì trạng thái cân bằng đã đƣợc xác lập.
Các cảnh quan tồn tại nhờ trao đổi vật chất và năng lƣợng, nhƣng nó vẫn có xu hƣớng bảo tồn cấu trúc cũ. Chính đặc tính này quyết định tính tự khôi phục của cảnh quan. Khi cấu trúc bị phá vỡ, chúng vẫn có xu hƣớng lặp lại trong điều kiện các yếu tố gốc không bị biến đổi. Chính các tính chất này đã làm cho cảnh quan duy trì đƣợc cấu trúc của mình.
Các đặc điểm của cảnh quan ở các địa phƣơng khác nhau luôn luôn đƣợc duy trì, cũng nhƣ các quy luật tiến hóa, khôi phục của chúng không bị thay đổi nhƣ là gen di truyền.
Trong quá trình phát triển, nhiều quá trình tiến tới trạng thái cân bằng nhƣ quá trình xói mòn giật lùi tạo thành trắc diện dọc cân bằng của mƣơng xói, hình thành các khu rừng già (giá trị năng suất quang hợp cao nhất)… Tạo lập
trạng thái cân bằng cảnh quan ban đầu sau khi bị tác động còn có thể biểu đạt bằng tính kháng, tính chống chịu,…
Khả năng tự điều chỉnh có những giới hạn xác định. Khai thác vƣợt qua các giới hạn đó thì chức năng tự điều chỉnh không còn tác dụng.
* Chức năng thông tin:
Là sự hình thành các tín hiệu để khai báo quá trình phát sinh, phát triển cảnh quan trong đó bao hàm các nguồn thông tin tự nhiên, kinh tế và xã hội. Các thông tin khai báo trạng thái cảnh quan, có thông tin khai báo xu thế biến đổi cảnh quan, các thông tin khai báo các ngƣỡng phát triển.
Các đơn vị cảnh quan là các đơn vị có thuộc tính tài nguyên và môi trƣờng. Sự trao đổi vật chất và năng lƣợng diễn ra theo những trật tự đƣợc xác lập và đều có thể tiếp cận quan sát, theo dõi, tìm hiểu các luật tác động tƣơng hỗ lẫn nhau để có thông tin hệ thống. Các phản ứng của các đơn vị cảnh quan với các biến động tự nhiên hoặc tác động của con ngƣời đều đƣợc thể hiện, lƣu trữ. Các dòng năng lƣợng và vật chất di chuyển từ đơn vị cảnh quan này sang các đơn vị cảnh quan khác nhƣ sự di chuyển của các loài thú, sự vận chuyển hàng hóa từ vùng này sang vùng khác là các dấu hiệu phát hiện, dự báo và điều khiển.
Quá trình tạo lập và trao đổi thông tin trong xã hội ngày càng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu xã hội. Các loại thông tin có giá trị kinh tế đƣợc hình thành và đƣa vào khai thác trong văn hóa tuyên truyền, giáo dục, du lịch, y tế, sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp.
* Chức năng tự làm sạch
Các cảnh quan có khả năng tự làm sạch môi trƣờng. Bản thân các cảnh quan có khả năng sản xuất nhờ quá trình phong hoá và quang hợp chúng cũng thải ra môi trƣờng lƣợng chất thải khổng lồ: lƣợng rơi rụng, chất thải qua quá trình tiêu hoá… Nhƣng bản thân chúng cũng có khả năng tự làm sạch. Quá trình đó chủ yếu do quá trình phong hoá và các vi sinh vật đảm nhận. Chúng phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất khoáng và khí, giới sinh vật lại hấp thụ chúng. Quá trình này xảy ra ở các đới địa lý mang tính chất khác nhau và tốc độ cũng rất khác nhau.
Đặc tính nữa của các cảnh quan là có khả năng điều hoà quá trình đồng hoá, phân huỷ các chất thải khác. Trong tất cả các loại chất thải do con ngƣời tạo ra, chỉ trừ có thủy tinh, ni lông và một số kim loại mà thực vật và động vật không phân huỷ đƣợc.
Thực vật ngăn cản làm khuyếch tán tiếng ồn, hấp thụ bụi và ngăn cản vành phân tán của chúng.
Các chất hữu cơ bị phân huỷ nhanh chóng và quay trở lại vòng tuần hoàn cây - đất – cây. Một số vi sinh vật lại có khả năng phân huỷ dần và hấp thụ các kim loại nặng.
* Chức năng không gian:
Cảnh quan là không gian cho các hoạt động kinh tế.
Bản thân các cảnh quan tự nhiên không có nhiệm vụ này. Chúng hoạt động theo bản năng do các hoạt động theo bản năng do các quy luật tự nhiên. Khi có tác động của con ngƣời, chúng bị chi phối bởi các lực không là thuộc tính. Đối với hoạt động kinh tế – xã hội, chúng là nền tảng của mọi hoạt động. Đối với từng giai đoạn phát triển xã hội – kinh tế, chức năng này bị thay đổi.
Từ các chức năng chính này có thể liệt kê một số chức năng cụ thể của các cảnh quan nhƣ sau :
- Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng. - Chức năng phục hồi và bảo tồn tự nhiên. - Chức năng khai thác kinh tế.
- Chức năng định cƣ. - Chức năng thuỷ điện.
- Chức năng nuôi trồng thuỷ hải sản. - Chức năng thuỷ lợi.
- Chức năng phòng hộ bảo vệ bờ biển. ....