Bản chất và nội dung của phân vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 115 - 117)

- Vi địa hình: những dạng địa hình có kích thƣớc nhỏ nhất, đóng vai trò làm phức tạp thêm diện mạo địa hình nhƣ gợn sóng cát, đụn cát, các

4.2.1. Bản chất và nội dung của phân vùng cảnh quan

4.2.1.1. Bản chất

a, Khái quát chung

Phân vùng cảnh quan là nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnh quan và ứng dụng của nó cho mỗi lãnh thổ cụ thể.

Khái niệm về phân vùng cảnh quan đƣợc các nhà địa lý tự nhiên xác định nhƣ là sự giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái Đất các tổng thể tự nhiên, đo vẽ, nhóm gộp chúng trên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng nhƣ các quá trình động lực phát triển.

Theo A.G. Ixatsenko: “Phân vùng cảnh quan đƣợc xem nhƣ là một phƣơng pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại các lãnh thổ đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các khoa học địa lý, kể cả phân vùng tự nhiên bộ phận cũng nhƣ phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp hay gọi cách khác là phân vùng cảnh quan”.

Vì vậy, phân vùng cảnh quan có thể đƣợc xem nhƣ là một kết quả tổng hợp nghiên cứu cảnh quan, phản ánh một cách có hệ thống, có qui luật các đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng đƣợc phân chia.

Mỗi vùng cảnh quan có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại tạo bởi khái quát chung nhƣ vị trí địa lý và lịch sử phát sinh, phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng nhƣ tập hợp các phần cấu tạo- các cảnh quan.

b, Sự giống và khác nhau giữa phân loại và phân vùng cảnh quan

- Giống nhau: Phân vùng cảnh quan là một dạng hệ thống hóa đặc biệt các cảnh quan. Nó gần giống nhƣ phân loại cảnh quan là ở chỗ đều nhóm các cảnh quan lại.

- Khác nhau:

Phân loại Phân vùng

- Khi nhóm có tính chất kiểu loại các cảnh quan thì chỉ xem đến tƣơng đồng về chất mà không tính đến tƣơng quan phân bố của các cảnh quan cũng nhƣ quan hệ lãnh thổ của chúng.

- Thể hiện trên bản đồ cảnh quan là các cảnh quan nằm rải rác với các khoanh vi khác nhau trên các lãnh thổ khác nhau đƣợc xếp chung vào một nhóm (một loại, một kiểu, một lớp). - Khi phân loại sẽ lƣợc bỏ những đơn vị riêng của mỗi đơn vị trong một nhóm, tức là chỉ chọn lựa những dấu hiệu chung. Cấp phân vị càng lớn thì tính chất chung càng lớn.

- Điểm cần quan tâm đầu tiên là đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ.

- Vùng cảnh quan nói chung là các khối lãnh thổ thống nhất thể hiện trên bản đồ bằng khoanh vi và có một tên riêng.

- Khi phân vùng lại gần nhƣ “cá thể hóa” các cảnh quan. Mức độ cá thể càng cao thì cấp phân vùng càng lớn.

Phân vùng cảnh quan vừa là cơ sở khoa học, vừa là cơ sở vạn năng cho mỗi mục đích ứng dụng, tức là làm cơ sở cho việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn theo các hƣớng sau:

- Xác định mức chi tiết tối ƣu của phân vùng, mức độ phức tạp và đa dạng của các vùng cho phép lựa chọn bậc thấp nhất để đáp ứng các nhiệm vụ thực tiễn.

- Xác định các đặc trƣng định hƣớng của các vùng, tức là lựa chọn các chi tiết cần thiết về điều kiện tự nhiên và tài nguyên. Đặc trƣng mỗi vùng cần phải đƣợc lựa chọn có định hƣớng, việc lựa chọn chỉ tiêu cần xem xét đến mục đích ứng dụng của phân vùng nhƣ là cho xây dựng, hay cho phân vùng sản xuất nông nghiệp...

- Nhóm các vùng theo mục đích ứng dụng, hoặc tƣơng tự nhƣ việc nhóm các cảnh quan vào các vùng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nào đó.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 115 - 117)