Khái niệm biến đổi cảnh quan

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 100 - 101)

- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.

5 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo

3.6.1. Khái niệm biến đổi cảnh quan

Biến đổi cảnh quan (landscape change) là: “sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cảnh quan theo thời gian”.

Nó là một quá trình gồm chuỗi ba sự kiện: (1) tác động đến cảnh quan (2) thay đổi cấu trúc cảnh quan (3) thay đổi chức năng hoặc quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan. Hệ quả là cảnh quan đạt đến một cấu trúc mới hoặc mất đi cấu trúc cũ dƣới ảnh hƣởng bên ngoài hoặc sự phát triển nội tại.

Đặc điểm biến đổi cảnh quan đƣợc xem xét ở 4 khía cạnh chính:

1. Đặc điểm biến đổi cấu trúc không gian (cấu trúc đứng và cấu trúc ngang): xem những cảnh quan nào, hợp phần hoặc yếu tố cấu trúc nào biến đổi.

2. Xu thế biến đổi: đƣợc xác định thông qua tần số, khoảng thời gian và cƣờng độ biến đổi cảnh quan. Khi bản chất, tần số và cƣờng độ biến đổi cảnh quan có thể đƣợc mô tả hoặc xác định thì cần đánh giá từng khía cạnh biến đổi này trong khung cảnh toàn cầu của cảnh quan theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, để đánh giá cần có một cơ sở hoặc thời gian qui chuẩn.

3. Qui mô không gian và vị trí lãnh thổ xảy ra biến đổi cảnh quan: cấp địa phƣơng, vùng hoặc toàn cầu. Ví dụ nhƣ biến đổi cảnh quan do cháy rừng ở qui mô địa phƣơng, biến đổi rừng ngập mặn ở khu vực nhiệt đới, biến đổi cảnh quan lục địa ở qui mô toàn cầu do biến đổi khí hậu.

4. Thời kỳ xảy ra biến đổi cảnh quan: biến đổi cảnh quan đƣợc đặc trƣng trong một thời kỳ nhất định, liên quan đến cấu trúc cảnh quan và các yếu tố gây biến đổi cảnh quan hiện tại. Biến đổi cảnh quan do băng hà Đệ Tứ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)