Thềm; b, Bãi bồi; c, Lòng; d, Sườn thung lũng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 68 - 72)

- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.

a, Thềm; b, Bãi bồi; c, Lòng; d, Sườn thung lũng

1. Mực nước ngầm; 2. Than bùn; 3. Trầm tích sườn

1

a 2

a

3a a

*Nhóm diện địa lý

Bao gồm các diện địa lý có quan hệ mật thiết với nhau, phát sinh trên cùng một yếu tố của dạng trung địa hình.

Khi có sự khác biệt theo hƣớng thể hiện rõ, hoặc trong các đặc điểm tự nhiên, hoặc trong sự trao đổi vật chất và năng lƣợng thì nhóm diện là tập hợp của những diện cùng nằm trên một hướng. Các diện này có thể khác nhau về thành phần cơ giới, về độ ẩm, về mức độ glây hoặc kết von, về cƣờng độ rửa trôi hoặc xói mòn, về thành phần loài thực vật song phải có sự liên kết với nhau về mặt địa hóa và về năng lƣợng (nhiệt độ, ánh sáng).

Vì thế, sự thay đổi tự nhiên trong các nhóm diện là sự thay đổi có qui luật, sự thay đổi do có sự trao đổi vật chất và năng lƣợng chỉ diễn ra trong một yếu tố địa hình (nhƣ các bộ phận khác nhau của sƣờn, của bề mặt phân thủy).

* Á dạng và dạng địa lý:

- Khái niệm:

Dạng địa lý là tập hợp các nhóm diện địa lý phát triển trên mỗi một dạng trung địa hình âm hoặc dương. Trong trƣờng hợp dạng trung địa hình là địa hình âm, không đồng nhất về nham thạch thì mỗi một bộ phận của dạng trung địa hình ứng với mỗi một nham thạch sẽ là một á dạng.

- Dấu hiệu phân loại các dạng địa lý theo GS. Vũ Tự Lập:

Hình 3.8: Mô hình cấu trúc ngang của cảnh địa lý đồi xen thung lũng bồi tụ- xâm thực (Vũ Tự Lập, 1976)

+ Đặc điểm quan trọng để phân biệt là dạng trung địa hình và các quá trình địa mạo diễn ra trên các dạng địa hình đó (xâm thực, bồi tụ, lũ tích, trƣợt đất, caxto và tiềm thực, thổi mòn...) cũng nhƣ quá trình hình thành đất.

+ Dấu hiệu thứ 2 là nham thạch, vì các dạng địa hình phát triển trên các nham thạch khác nhau về nhiều đặc điểm (hình dáng đỉnh, sƣờn, độ dốc...), vỏ phong hóa khác nhau về hàm lƣợng nguyên tố hóa học, điều kiện thủy địa chất khác nhau.

+ Dấu hiệu loại thứ 3 là tiểu tổ hợp đất, là tập hợp các biến chủng đất (hay khoanh đất sơ đẳng theo V.M. Friland) theo các dạng trung địa hình. Trên các dạng địa lý đơn giản, đồng nhất về mẫu nham, các khoanh đất trong tiểu tổ hợp đất có mối quan hệ phát sinh rõ rệt, lặp lại một cách đều đặn, có qui luật, tạo nên các chuỗi đất.

Trên các cảnh dạng phức tạp, đa nham các khoanh đất không có quan hệ phát sinh chặt chẽ, không lặp lại nhịp nhàng và tạo thành các dãy đất.

+ Dấu hiệu thứ 4 là tiểu tổ hợp thực vật là tập hợp quần hợp các quần- ƣu hợp (sinh địa quần theo V.N. Xukatsev) theo các dạng trung địa hình.

+ Cuối cùng là xét đến tác động của các hoạt động kinh tế. Ở cấp dạng đã ổn định hơn với các tác động. Do đó, tác động nhân tác đối với cấp dạng đƣợc xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa các diện thứ sinh nhân tá trong dạng, hoặc lấy theo tác động chủ yếu nhất.

- Phân loại:

Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo bên trong mà phân biệt ra các dạng đơn giản và phức tạp.

+ Theo N.A. Xolxev thì các dạng đơn giản thì mỗi bộ phận trung địa hình chỉ có một diện địa lý, còn các dạng phức tạp lại có một hệ thống toàn vẹn các diện địa lý. Ví dụ trên một khe rãnh, mỗi sƣờn chỉ có một cảnh diện thì nó đƣợc xem là dạng đơn giản, nhƣng nếu trên một khe lớn đó bị chia cắt thành vài khe nhỏ tạo nên vài cảnh diện thì đó là dạng phức tạp.

+ A.G. Ixatsenko và cộng sự đã nhận thấy: quan niệm cảnh dạng phức tạp cần hiểu một cách rộng hơn phù hợp với tính nhiều vẻ của các dạng cấu tạo

của các đơn vị hình thái cảnh quan. Theo ông sự hình thành các dạng cảnh phức tạp liên quan một số yếu tố sau:

1/ Dạng trung địa hình lớn với các dạng trung bình “chồng lên” hay “cắt xẻ” bậc hai (khe với rãnh đáy, đồi dài với máng hay vùng đầm lầy với hồ).

2/ Dạng trung địa hình đồng nhất những khác về nham thạch nhƣ ví dụ mà N.A. Xolntxev đƣa ra một khe gồm 3 cảnh dạng độc lập: a/ Cảnh dạng trên một khe khô cạn một phần đƣợc phủ cỏ với đất thịt trên moren; b/ Phần giữa là một khe ẩm với các sƣờn đất trƣợt phủ đất sét Jura; c/ Phần dƣới là một khe (banca) nhỏ khô phủ đá vôi thạch thán và có sƣờn cấu trúc theo bậc.

3/ Cảnh dạng của miền phân thuỷ rộng (thống trị) với các đoạn nhỏ là các phụ cảnh dạng hay các cảnh diện riêng biệt, là các đầm lầy, vùng trũng, caxtơ...

4/ Các cảnh dạng hai, ba bậc nhƣ hệ thống các đầm lầy nối nhau mà mỗi đầm lầy là một cảnh dạng đơn giản.

Mặt khác, theo A.G. Ixatsenko khi phân loại các cảnh dạng cần xuất phát từ sự giống nhau và khác nhau có tính phát sinh tồn tại giữa chúng, cả từ sự kết hợp các cảnh diện. Từ quan điểm này có thể phân biệt ra hai bậc cơ sở của các cảnh dạng:

1. Các cảnh dạng có liên quan đến các dạng lồi của trung địa hình với các miền phân thuỷ cao (bằng phẳng) thoát nƣớc tốt, mực nƣớc ngầm nằm sâu, sự vận chuyển vật chất đi xuống tạo nên các cảnh diện tàn tích chiếm ƣu thế.

2. Các cảnh dạng lõm của trung địa hình (do xâm thực sụt lún, caxtơ...) cũng nhƣ các thềm thấp có độ ẩm đầy đủ do dòng trên mặt và dòng ngầm cung cấp, có sự thống trị của cảnh diện trên mực nƣớc và dƣới mực nƣớc.

Nếu muốn phân chia các bậc nhỏ hơn thì phải xét tới các dạng phát sinh của địa hình, nham thạch, tính chất của độ ẩm và sự thoát nƣớc.

+ GS. Vũ Tự Lập: với sự kết hợp 5 dấu hiệu phân loại trên đã hình thành 5 bậc sau trong hệ thống phân loại các dạng cảnh quan trong phạm vi miền cảnh quan phía Bắc Việt Nam:

Bảng 3.1: Hệ thống phân loại các dạng cảnh quan

Số TT Tên bậc Dấu hiệu phân loại

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC (Trang 68 - 72)