Năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy tin (Trang 45 - 50)

Hiện nay số giáo viên của trƣờng chƣa đáp ứng đủ số lƣợng, hàng năm giáo viên dạy nhiều tiết, vì vậy vẫn chƣa "chuyên môn" hoá môn dạy, điều này gây khó khăn không ít cho giáo viên và chất lƣợng lên lớp của giáo viên không cao. Trƣớc tình hình đó, để có căn cứ khách quan toàn diện, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá về thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên dạy Tin học, mặt khác làm sáng tỏ các nguyên nhân ảnh hƣởng tới trình độ giáo viên để tìm biện pháp giải quyết. Ngoài việc thu thập các số liệu do lãnh đạo sở cung cấp qua các kỳ thi sát hạch giáo viên, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, tác giả cũng đã tiến hành điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến của học sinh, tiến hành điều tra 3 loại phiếu: Phiếu điều tra lấy ý kiến của 05 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy hiện nay, 495 học sinh với mƣời một lớp 11 hiện đang học Tin học. [Phụ lục 2]

a. Về năng lực dạy lý thuyết

Đội ngũ giáo viên dạy Tin học đƣợc đào tạo từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nếu căn cứ vào trình độ học vấn của 05 giáo viên dạy Tin học hiện nay thì chỉ có 02 giáo viên tốt nghiệp ĐHCQ (Đại học Bách khoa Hà Nội Văn bằng 2), 02 giáo viên tốt nghiệp ĐHCQ (Đại học Thái Nguyên), 01 giáo viên tốt nghiệp ĐHCQ (Đại học sƣ phạm Hà Nội 2). Trong số 05 giáo viên thì có 01 ngƣời làm công tác quản lý (thời gian lên lớp ít). Trong những năm qua có sự biến động về số lƣợng giáo viên (do thƣờng xuyên có nhiều giáo viên đi học), số giáo viên thực giảng ít do đó trung

bình hàng năm mỗi giáo viên phải lên lớp 600 - 800 giờ, điều này làm cho khả năng hiểu sâu sắc từng bài giảng của giáo viên không cao.

Chính năng lực hạn chế của giáo viên khi truyền đạt kiến thức đã làm cho khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp của học sinh hạn chế. Điều tra 11 lớp với 495 học sinh (phụ lục 2) về khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết trên lớp khi học lý thuyết cho kết quả sau:

Bảng 2.4. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trên lớp Lớp Mức độ tiếp thu kiến thức trên lớp (%)

Giỏi Khá T. bình Yếu Kém 11A1 25 10 10 11A2 17 11 17 11A3 15 9 16 5 11A4 5 20 15 5 11A5 7 13 20 5 11A6 8 7 21 9 11A7 5 25 9 6 11A8 5 20 13 7 11A9 4 16 19 6 11A10 3 17 17 8 11A11 3 15 12 5

Qua phân tích và nghiên cứu các số liệu thống kê đối chiếu với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, ngành, trƣờng và tiêu chuẩn thi đua giáo viên dạy giỏi thì đội ngũ giáo viên dạy Tin học ở thời điểm hiện nay còn hạn chế về: Năng lực sƣ phạm, trình độ chuyên môn, ...vv.

- Trình độ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhà trƣờng chƣa đƣợc đáp ứng.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên chƣa cân đối. - Nguồn giáo viên kế tiếp chƣa thật có.

- Tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 1/268. Nếu theo quy định tiêu chuẩn giáo viên trên học sinh là 1/200 thì hiện nay đang thiếu một số lƣợng tƣơng đối giáo viên dạy Tin học.

- Đa phần đội ngũ giáo viên còn yếu về nhiều mặt. Về trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm bồi dƣỡng học sinh giỏi.

Theo đánh giá của học sinh, nguyên nhân của việc tiếp thu bài giảng trên lớp không cao là do: Bản thân học sinh 45%, điều kiện giảng dạy 10% và do giáo viên 45%. Trong đó nguyên nhân do giáo viên 45% học sinh cho rằng: Năng lực giáo viên hạn chế nên kiến thức đƣa ra không có tính thuyết phục, 30% là do giáo viên đƣa ra kiến thức quá nhiều và không cô đọng, 15% không nhiệt tình và 10% là do giáo viên không thay đổi phƣơng pháp giảng dạy vì vậy không gây đƣợc hứng thú. Năng lực dạy lý thuyết của giáo viên đƣợc phản ánh qua kết quả điều tra 05 giáo viên (bao gồm: 01 Phó hiệu trƣởng; 04 giáo viên) đƣợc thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thống kê đánh giá về năng lực dạy lý thuyết của đội ngũ giáo viên Mức độ đánh giá Ngƣời đánh giá Tốt (%) Khá (%) T. bình (%) Yếu (%) Cán bộ quản lý 25 35 33 7 Giáo viên 25 45 23 7

Biểu đồ 4: Cán bộ quản lý đánh giá về năng lực dạy lý thuyết của giáo viên

Biểu đồ 5: Giáo viên đánh giá về năng lực dạy lý thuyết của giáo viên

Một nghịch lý là hầu nhƣ khi phân công dạy lý thuyết đều phải bố trí những giáo viên có năng lực thấp vì họ không có khả năng dạy thực hành. Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn nhiều yếu kém chƣa đủ khả năng để họ chọn lọc kiến thức phù hợp, một phần do rất ít tài liệu tham khảo và do cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chƣa hợp lý.

b. Về năng lực dạy thực hành

Về phía nhà trƣờng cũng đã mạnh dạn bố trí những giáo viên mới dạy những tiết học thực hành, tuy nhiên chất lƣợng giờ dạy của số này rất hạn chế, chất lƣợng học tập và giảng dạy thấp.

Bảng 2.6. Thống kê kết quả làm bài tập thực hành của học sinh

(phụ lục số 2)

Môn học

Kết quả làm bài tập của học sinh (%)

Tốt Khá T. bình Yếu

Tin học 15 25 45 15

Thống kê đánh giá của học sinh về nguyên nhân dẫn tới kết quả của học sinh có 58% học sinh cho rằng do bản thân, 5% do trang thiết bị nhà trƣờng, 37% do năng lực hạn chế của giáo viên.

Bảng 2.7. Năng lực dạy thực hành của giáo viên (phụ lục số 1 và 3) Mức độ đánh giá Ngƣời đánh giá Tốt (%) Khá (%) T. bình (%) Yếu (%) Cán bộ quản lý 25 35 33 7 Giáo viên 25 45 23 7

Biểu đồ 7: Giáo viên đánh giá về năng lực dạy thực hành của giáo viên

Nhìn chung năng lực dạy thực hành là một thƣớc đo quan trọng mang tính quyết định của bộ môn Tin học. Chính vì vậy mà giáo viên cần có năng lực thực sự mới đáp ứng đƣợc việc truyền thụ các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Những giáo viên dạy thực hành giỏi sẽ có uy tín cao đối với học sinh học, tuy nhiên đây cũng là yêu cầu khó đạt nhất bởi vì lý thuyết và thực hành phải liên hệ với nhau chặt chẽ. Muốn truyền thụ kiến thức cho học sinh buộc ngƣời giáo viên phải nắm vững về lý thuyết chuyên môn và tốn rất nhiều thời gian để luyện tập các bài thực hành.

Năng lực chuyên môn là yếu tố rất quan trọng. Để đạt đƣợc đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề mới có thể thƣờng xuyên luyện tập và nghiên cứu, điều mà không phải giáo viên nào cũng có. Bên cạnh đó giáo viên cần phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

Vì vậy, các nhà quản lý cần đánh giá đúng vấn đề để kết hợp giữa các hình thức bồi dƣỡng phù hợp cho từng đối tƣợng và đông viên, tạo điều kiện cho giáo viên thƣờng xuyên trau rồi chuyên môn nghiệp vụ để vƣơn lên.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy tin (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)