Đặc thù, tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học phổ thông

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy tin (Trang 31)

1.4.1. Đặc thù của giáo viên dạy Tin học

Từ năm 2000 – 2006 môn Tin học đƣợc dạy thí điểm ở một số trƣờng, lớp. Sau đó đến năm học 2006 - 2007 đƣợc đƣa vào cấp THPT và đƣợc tính điểm trung bình nhƣ các môn học khác. Đến nay môn Tin học đã đƣợc triển khai ở 63 tỉnh thành của cả nƣớc trong các trƣờng THCS, THPT.

Trƣớc những biến đổi không ngừng về mọi mặt của xã hội, ngoài trình độ chuyên môn thuần tuý, còn có những yêu cầu cao cả về phẩm chất và năng lực đối với ngƣời giáo viên dạy Tin học. Do vậy quá trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy Tin học cần phải chú trọng những yêu cầu sau:

a. Về phẩm chất

- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà sƣ phạm có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học.

- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà kỹ thuật - công nghệ với trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà khoa học có khả năng thực hiện và tham gia các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phƣơng pháp nội dung đào tạo.

- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà quản lý có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình.

- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà hoạt động xã hội có hiểu biết và tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội, cộng đồng.

b. Về mặt năng lực

Những năng lực cơ bản của ngƣời giáo viên dạy Tin học nhƣ là năng lực sƣ phạm, năng lực chuyên môn và năng lực xã hội đƣợc thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau:

- Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trƣớc, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học.

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang việc tổ chức việc học tập của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.

- Coi trọng hơn việc cá biệt hoá trong học tập.

- Sử dụng rộng rãi hơn những phƣơng tiện dạy học hiện đại do yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

- Hợp tác rộng rãi, chặt chẽ hơn với các giáo viên trong cùng trƣờng, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.

Thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.4.2. Tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học

Ngoài những tiêu chuẩn đã nêu ở mục 1.2.4.2. Giáo viên dạy Tin học phải có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng;

- Yêu cầu về trình độ của giáo viên dạy Tin học ba cấp trình độ;

Từ những thay đổi về dạy Tin học, yêu cầu về trình độ đào tạo đối với giáo viên dạy Tin học cũng có sự thay đổi. Do vậy việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy Tin học cần chú ý những yêu cầu cụ thể về trình độ đối với từng đối tƣợng, để có thể đáp ứng một cách đồng bộ và mang tính chuẩn hoá cao.

Đối với giáo viên giảng dạy cấp tiểu học:

Yêu cầu đối với giáo viên phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sƣ phạm trở lên. Đối với giáo viên dạy cấp trung học cơ sở:

Yêu cầu đối với giáo viên dạy phải có bằng tốt nghiệp CĐSP, ĐHSP. Đối với giáo viên dạy cấp trung học phổ thông:

Yêu cầu đối với giáo viên dạy phải có bằng tốt nghiệp ĐHSP.

1.5. Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn [4]

1.5.1. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn

a. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, địa phƣơng.

b. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt đƣợc thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn đƣợc quy định.

1.5.2. Phƣơng pháp đánh giá, xếp loại giáo viên

a. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt đƣợc thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chƣa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt đƣợc là 100.

b. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt đƣợc theo từng tiêu chí, thực hiện nhƣ sau:

b.1. Đạt chuẩn :

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhƣng không xếp đƣợc ở các mức cao hơn.

b.2. Chƣa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dƣới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhƣng có tiêu chí không đƣợc cho điểm.

1.5.3. Quy trình đánh giá, xếp loại

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn đƣợc tiến hành trình tự theo các bƣớc:

Bƣớc 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại. Bƣớc 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại.

Bƣớc 3: Hiệu trƣởng đánh giá, xếp loại giáo viên); kết quả đƣợc thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

1.6. Vai trò quản lý đối với việc nâng cao chất lượng giáo viên THPT

Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của GD&ĐT là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đề ra. Trong thời đại hiện nay, những tri thức của nền văn minh hiện đại là không thể thiếu đối với mỗi con ngƣời, nhất là đối với ngƣời giáo viên giảng dạy ở THPT. Cấp học vừa trực tiếp đào tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học, các trƣờng nghề, vừa tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nƣớc. Điều đó đòi hỏi cán bộ quản lý trƣờng học phải có nhiệm vụ giúp đỡ và động viện đội ngũ giáo viên không ngừng học tập và rèn luyện nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT. Cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đạt đƣợc chuẩn đào tạo của ngành giáo viên THPT.

- Có kế hoạch để bồi dƣỡng giáo viên đạt trên chuẩn (Thạc sĩ).

- Đảm bảo đội ngũ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yều cầu giáo dục toàn diện.

- Giáo dục để mỗi giáo viên có ý thức cầu tiến và yêu nghề.

- Tạo điều kiện nâng cao năng lực giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Khuyến khích giáo viên tích cực thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết, gắn bó với trƣờng lớp. - Quan tâm đến đời sống tình cảm của giáo viên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này tác giả luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về việc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ giáo viên dạy Tin học, nội dung bao gồm:

- Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. - Những yêu cầu đối với giáo viên THPT hiện nay.

- Đặc thù, tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học phổ thông. - Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn.

- Vai trò quản lý đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo viên THPT.

Những nội dung trên sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy Tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIN HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM DƢƠNG

TAM DƢƠNG – VĨNH PHÚC

2.1. Một số nét về sự phát triển của trƣờng THPT Tam Dƣơng – Vĩnh Phúc

Trƣờng THPT Tam Dƣơng đƣợc thành lập năm 1966 tại thị trấn Hợp Hòa, Tam Dƣơng, Vĩnh Phúc. Sau 47 năm xây dựng và trƣởng thành, vƣợt qua những khó khăn ban đầu, trƣờng đã không ngừng hội nhập, phát triển đi lên, trở thành ngôi trƣờng có uy tín, khẳng định vai trò là nguồn cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho ngành và địa phƣơng.

Hiện nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc một cơ sở vật chất khá đầy đủ, phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh. Trang thiết bị các phòng học đồng bộ, hiện đại với tổng số phòng học là 40 phòng (33 phòng học, 7 phòng học bộ môn). Số lƣợng học sinh cũng không ngừng tăng lên qua các năm học, khẳng định đƣợc uy tín của nhà trƣờng trong khu vực.

Năm học 2011 - 2012, nhà trƣờng có 33 lớp học với 1420 học sinh các khối; 100 cán bộ, giáo viên, trong đó 100% có trình độ đạt chuẩn (ĐH), 19 cán bộ giáo viên trên chuẩn (Thạc sĩ) ở các môn: Sinh, Toán, Sử, Lý, Văn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trƣờng có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, gắn bó với nhà trƣờng. Chất lƣợng chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của đa số giáo viên đều đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục. Xác định công tác dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp và chƣơng trình kế hoạch để nâng cao chất lƣợng dạy học.

Là một ngôi trƣờng có truyền thống trong phong trào giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2011 - 2012 toàn trƣờng có gần 58% học sinh đạt học lực Khá - Giỏi, hơn 94% đạt hạnh kiểm Tốt - Khá. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đoàn học sinh nhà trƣờng đã giành đƣợc 157 giải, trong đó 12 giải Nhất, 17 giải Nhì, 40 giải Ba và 88 giải Khuyến khích. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt trên 90%, đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng trên 60%.

Song song với phát triển giáo dục toàn diện, nhà trƣờng còn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh giúp các em phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.

Tiếp tục hội nhập và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, trƣờng THPT Tam Dƣơng những năm qua đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học; không ngừng ngâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên để bắt kịp với xu thế cũng nhƣ yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiện tại, trƣờng đã xây dựng đƣợc website riêng cho mình tại địa chỉ http://thpttamduong.edu.vn và thƣờng xuyên cập nhật để giáo viên, phụ huynh, học sinh nắm bắt thông tin nhanh nhất. Từ năm 2002 đến nay, nhà trƣờng đã cử đƣợc 11 giáo viên đi học sau đại học; riêng năm học 2011 - 2012 cử thêm 4 giáo viên đi đào tạo trên chuẩn.

Hơn 47 năm miệt mài vun đắp cho sự nghiệp “trồng ngƣời”, nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hàng ngàn, hàng vạn học sinh tốt nghiệp ra trƣờng trong đó nhiều ngƣời nay đã trƣởng thành mang những tri thức của mình chung tay góp sức vào công cuộc dựng xây quê hƣơng đất nƣớc, 47 năm qua trƣờng đã vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính Phủ, Bộ GD&ĐT, tỉnh ủy Vĩnh Phúc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý. Năm 2006, Trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ những năm học tiếp theo, nhà trƣờng đang phấn đấu xây dựng một đội ngũ CBGV giỏi, tâm huyết với nghề, xây dựng một tập thể đoàn kết, phát huy đƣợc sức mạnh tập thể nhƣng cũng tạo điều kiện để mỗi cá nhân khẳng định năng lực của mình, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục chung của nhà trƣờng cũng nhƣ của đất nƣớc. Nhà trƣờng kết hợp coi trọng cả dạy chữ và dạy ngƣời, phát triển văn hóa đi đôi với phát triển sức khỏe, để môi trƣờng sƣ phạm Tam Dƣơng tỏa sáng, xứng đáng là nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh học sinh trong vùng.

* Cơ cấu tổ chức:

Ban giám hiệu: 03 ngƣời, gồm: - Hiệu trƣởng.

- Phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn. - Phó Hiệu trƣởng phụ trách KĐ&KTCLGD. Các tổ chuyên môn: 06 tổ: - Tổ Toán - Tin. - Tổ Vật lí - KTCN. - Tổ Văn - GDCD. - Tổ Sử - Địa - Ngoại ngữ. - Tổ Hóa - Sinh - Thể - Kỹ. - Tổ Hành chính. Các nhóm chuyên môn: 09 nhóm:

+ Nhóm Toán + Nhóm Văn + Nhóm Địa + Nhóm Tin + Nhóm GDCD + Nhóm Hóa + Nhóm Lí + Nhóm Sử + Nhóm Sinh

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM DƢƠNG Các tổ chức chính trị - xã hội Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng phụ trách KĐ&KTCLGD Tổ Toán - Tin CÁC LỚP HỌC SINH Phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn

2.2. Cơ sở vật chất cuả tổ Toán - Tin 2.2.1. Phòng học thực hành 2.2.1. Phòng học thực hành

Ngoài các phòng học lý thuyết là các lớp học, phòng thực hành cho bộ môn Tin học chung cho toàn trƣờng có 03 phòng, 01 LAB nhƣ sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng phòng thực hành TT Phòng thực hành Số lƣợng máy tính 1 Phòng thực hành Tin học số 1 45 2 Phòng thực hành Tin học số 2 43 3 Phòng thực hành Tin học số 3 40 4 Phòng thực hành LAB 45

2.2.2. Trang thiết bị, máy móc

Bảng 2.2. Trang thiết bị, máy móc

TT Danh mục Số lƣợng máy tính

1 Máy tính Đông Nam Á Celeron 2.13; Ram 256;

HDD 40GB (2002) 45

2 Máy tính Đông Nam Á Celeron 2.53; Ram 512;

HDD 80GB (2006) 43

3 Máy tính Đông Nam Á Celeron 2.56; Ram 2GB;

HDD 250GB (2010) 40

4 Máy tính Đông Nam Á Celeron 2.67; Ram 1GB;

HDD 250GB (2008) 45

Tổng 173

2.2.3. Thƣ viện của Trƣờng THPT Tam Dƣơng

Thƣ viện nhà trƣờng hiện nay có 15 máy tính đƣợc nối mạng Internet và hơn 3.000 đầu sách cho tất cả các môn học, trong đó môn Tin học có hơn 230 đầu sách phục vụ cho giáo viên và học sinh, trong đó hơn 17% là sách tham khảo.

2.3. Chƣơng trình đào tạo môn tin học

Năm 2006 Bộ GD&ĐT có văn bản Số 7394/BGD&ĐT – GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2006 về việc chuẩn bị dạy môn Tin học lớp 10 THPT năm học 2006 – 2007 [2].

Năm 2007 Bộ GD&ĐT có văn bản Số 8659/BGD&ĐT – GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007 về việc hƣớng dẫn dạy môn Tin học THCS, THPT chuẩn bị dạy môn Tin học lớp 10, 11 THPT năm học 2006 – 2007 [3].

Đối tƣợng thực hiện là học sinh THPT trong toàn quốc.

Thời lƣợng và khung phân phối chƣơng của các khối 10, 11, 12 (Phụ lục 4).

2.4. Thực trạng về chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy Tin học

Đội ngũ giáo viên là ngƣời trực tiếp và quyết định việc đổi mới và nâng

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy tin (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)