1.3.1. Sự phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trƣờng
Cơ chế thị trƣờng đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển xã hội cũng nhƣ GD&ĐT, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít khó khăn cho giáo dục trung học phổ thông. Mặc dù các trƣờng trung học phổ thông đã có bƣớc đầu thích ứng, song còn xoay quanh trong công việc tiếp cận có hiệu quả với sự biến động, thể hiện qua các quy luật sau:
- Quy luật giá trị
Nhà trƣờng cần lấy chất lƣợng đào tạo là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, đồng thời phải hiểu đào tạo cho học sinh là tạo điều kiện cho họ thâm nhập vào môi trƣờng học tập mới. Vì vậy ngƣời GV phải liên tục phấn đấu để tạo ra đội tri thức với chất lƣợng cao.
- Quy luật cung cầu
Cần mềm dẻo quá trình đào tạo và thích ứng nhanh, đáp ứng trình độ, số lƣợng và loại hình lao động theo kịp thời gian mà thị trƣờng yêu cầu vì vậy nhà trƣờng cần tìm hiểu tƣ vấn thông qua các phƣơng tiện thông tin.
- Quy luật cạnh tranh
Trong cơ chế thị trƣờng, dù là thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, sự cạnh tranh đang tác động đến nhà trƣờng và từng giáo viên, cạnh tranh trong đào tạo. Vì vậy nắm bắt nhu cầu thực tế tăng cƣờng tính hiệu quả và chất lƣợng đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của nhà trƣờng.
1.3.2. Vai trò của giáo viên THPT trong nền giáo dục hiện đại
Trƣớc đây trình độ dân trí thấp, khoa học kỹ thuật chƣa phát triển, thầy giáo đóng vai trò trọng tâm, độc quyền trong việc truyền đạt tri thức. Mọi hoạt động giáo dục đều xuất phát từ ngƣời thầy và thông qua ngƣời thầy mà học sinh nắm đƣợc các tri thức về tự nhiên, xã hội, trong điều kiện đó, chức năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm trở thành chức năng cơ bản của ngƣời giáo viên trong nhà trƣờng và giáo viên là trung tâm của quá trình giáo dục.
Ngày nay, với tác động mạnh của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục, vai trò vị trí chức năng của nhà trƣờng nói chung và của thầy giáo nói riêng đã có thay đổi cơ bản. Vị trí trung tâm của quá trình giáo dục đào tạo đƣợc chuyển từ giáo viên sang ngƣời học. Ngƣời học có thể khai thác thông tin kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể ở trong trƣờng, ngoài trƣờng ... Vì vậy, ngƣời giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ truyền kiến thức (mặc dù đây vẫn là chức năng quan trọng nhất) mà còn dạy cho học sinh cách học, cách tiếp nhận, sàng lọc và sử dụng kiến thức. Không chỉ đào tạo những ngƣời có năng lực chuyên môn giỏi, mà còn phải cho họ khả năng tƣ duy sáng tạo và thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội hiện đại. Các tình huống trong thực tế đời sống rất đa dạng, vì vậy chức năng của ngƣời giáo viên phải tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học để hƣớng tới mục tiêu hình thành và bồi
dƣỡng nhân cách cho học sinh, ngoài ra nghiên cứu khoa học, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng ngày càng trở nên một trong những chức năng quan trọng. Trong xã hội hiện đại những biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi ngƣời giáo viên phải thƣờng xuyên học hỏi tiếp cận và nắm bắt để mở rộng vốn tri thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
* Theo UNESCO vai trò của giáo viên thay đổi theo các hƣớng chủ yếu sau đây:
- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức học cho học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.
- Đảm nhiệm nhiều chức năng hơn so với trƣớc, có trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
- Coi trọng cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò. - Sử dụng những phƣơng tiện dạy học hiện đại, do đó cần trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trƣờng, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
- Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi vào nhà trƣờng. - Giảm bớt và thay đổi uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh.
Chính những yêu cầu mới đòi hỏi ngƣời giáo viên dạy Tin học không chỉ dừng lại ở kiến thức về lý thuyết và thực hành chuyên môn giỏi mà còn cần có những hiểu biết sâu sắc về những lĩnh vực khác nhau nhƣ xã hội học, kinh tế, chính trị, tâm lý và đặc biệt là khoa học giáo dục ...
Bảng 1.2. Vai trò của giáo viên và học sinh đối với các loại hình dạy học [9] Loại hình dạy học Vai trò của giáo viên Vai trò của học sinh
Dựa trên việc cung cấp tri thức Cung cấp và kiểm tra Thu nhận
Theo vấn đề và cách giải quyết vấn đề
- Đặt vấn đề
- Hƣớng dẫn giải quyết vấn đề - Đánh giá năng lực và kết quả
Tự thu nhận và giải quyết vấn đề
Theo vấn đề của học sinh - Trao đổi kinh nghiệm
- Giúp học sinh giải quyết vấn đề
- Nhận dạng vấn đề - Tự giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả
Theo hoàn cảnh ngƣời học Giúp học sinh lựa chọn vấn đề
- Lựa chọn vấn đề - Giải quyết vấn đề - Đánh giá
Mỗi một thay đổi trong vai trò của ngƣời giáo viên dạy học đỏi hỏi họ cần có một năng lực mới để giải quyết công việc. Chính điều này đỏi hỏi ngƣời giáo viên dạy Tin học phải có nhận thức mới về vị trí của mình: Từ chỗ họ là trung tâm của quá trình dạy - học, là "độc tôn"của việc truyền thụ kiến thức sang vị trí "cố vấn" cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Rõ ràng, ở cƣơng vị mới này ngƣời giáo viên dạy Tin học cần "chất xám" hơn là sức lực, khối lƣợng kiến thức đỏi hỏi ở họ không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực chuyên môn hẹp mà cần có những hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học giáo dục, khoa học xã hội, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhƣ công nghệ thông tin, ngoại ngữ ...
Họ cần dạy cho học sinh cách học, cách sàng lọc thông tin bổ ích, loại bỏ thông tin không cần thiết, tạo tiềm năng cho học sinh "tự học suốt đời", Có nhƣ vậy học sinh khi ra trƣờng mới thích ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Chính những thay đổi này đòi hỏi phải nâng cao trình độ giáo viên dạy Tin học, đặc biệt cần coi trọng hình thức bồi dƣỡng thƣờng xuyên, tự bồi dƣỡng, đa dạng hình thức bồi dƣỡng nhằm đạt đƣợc hệ thống tri thức và kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của họ. UNESCO cũng chỉ ra "thầy giáo phải đƣợc đào tạo để trở thành nhà giáo dục nhiều hơn là nhà chuyên gia truyền đạt kiến thức" và "chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng
giáo viên cần triệt để để sử dụng các thiết bị và phƣơng pháp học tốt nhất". Có thể nói rằng trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình phát triển xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng, vai trò, vị trí của ngƣời giáo viên luôn đƣợc coi trọng. Những thay đổi theo xu thế phát triển xã hội không giảm đi vai trò, vị trí mà ngƣợc lại làm tăng thêm vị thế của họ cùng với sự phát triển xã hội.
1.3.3. Nhiệm vụ của giáo viên trong các trƣờng trung học phổ thông
Trong cấp học trung học phổ thông giáo viên và học sinh gắn bó và rất gần gũi với nhau. Vì vậy, học sinh coi ngƣời thầy nhƣ một tấm gƣơng soi chung ở một góc độ, ngƣời thầy có đạo đức chuẩn mực, sự tận tuỵ, yêu nghề, am hiểu kiến thức sâu cả lý thuyết chuyên môn, có hiểu biết về xã hội sẽ đào tạo ra thế hệ học trò có chất lƣợng toàn diện. Thực tế cho thấy muốn đánh giá chất lƣợng của nhà trƣờng trƣớc hết phải nhìn vào đội ngũ giáo viên. Chính vì thế các trƣờng đều thống nhất với nhau rằng biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lƣợng đào tạo là nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Một số nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy Tin học:
a. Truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghề nghiệp - Truyền thụ kiến thức về lý thuyết chuyên môn:
Đây là công việc đầu tiên mà ngƣời giáo viên Tin học cần truyền thụ để học sinh có thể lĩnh hội những kiến thức hiểu biết cần thiết liên quan đến công việc. Vốn hiểu biết về lý thuyết chuyên môn của học sinh càng sâu càng tạo điều kiện tốt cho họ ứng dụng vào bài tập cụ thể khi thực hành và tạo tƣ duy kỹ thuật sáng tạo trong quá trình học, nâng cao năng lực "đọc sách" tự bồi dƣỡng (một điều kiện không thể thiếu đối với học sinh ngày nay).
Đặc điểm của học sinh học hiện nay là khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết hạn chế. Trong khi đó việc giảng dạy lý thuyết trong các trƣờng gặp rất nhiều khó khăn khi phải lựa chọn nội dung sao cho vừa sức với học sinh. Việc tham khảo tài liệu của giáo viên dạy Tin học hiện nay rất hạn chế (do trình độ ngoại ngữ yếu), các tài liệu trong nƣớc thông thƣờng do những ngƣời nghiên cứu lý thuyết biên soạn, do đó nội dung rất khó hiểu và không thích hợp với bộ môn. Chính vì thế, nhiệm vụ của giáo viên khi dạy lý thuyết chuyên môn không hề đơn giản, họ cần có khả năng
chuẩn bị lý thuyết sao cho vừa sức với học sinh, để học sinh dễ hiểu và điều quan trọng là có thể vận dụng lý thuyết để làm bài tập.
b. Giáo dục phẩm chất, thái độ và hành vi cho học sinh
Mục tiêu đào tạo là rèn luyện cho học sinh trở thành những con ngƣời có nhân cách, biết sống và làm việc theo pháp luật, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và cộng đồng bằng chính kỹ năng tri thức của mình. Việc giáo dục phẩm chất đạo đức thái độ hành vi cho học sinh trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn, do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng mà nhiều chuẩn mực đạo đức đang bị xói mòn. Để hoàn thành nhiệm vụ này giáo viên phải là một nhà tâm lý và thực sự phải là một tấm gƣơng sáng về đạo đức để học sinh noi theo.
c. Tạo tiềm năng cho học sinh tiếp tục phát triển
Trong xã hội hiện nay việc học chỉ có thể đƣợc trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất. Để học sinh theo kịp sự phát triển của xã hội, phụ thuộc chủ yếu vào sự vận động của họ. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay số học sinh học đỗ vào các trƣờng ĐH, CĐ hàng năm tăng.
Chính vì vậy: Giáo viên phải tạo cho học sinh khả năng tự nghiên cứu tìm tòi giải quyết những vấn đề ngay từ khi còn học trong trƣờng phổ thông.
d. Nghiên cứu công nghệ mới
Giáo viên dạy Tin học cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu công nghệ mới trƣớc khi đƣa vào khai thác sử dụng, đặc biệt đối với lĩnh vực Tin học mà sự thay đổi diễn ra thƣờng xuyên ... Vì vậy, giáo viên dạy Tin học cần phải cập nhật thông tin của bộ môn, để quá trình dạy học có sự thu hút và hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.4. Đặc thù, tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học phổ thông 1.4.1. Đặc thù của giáo viên dạy Tin học 1.4.1. Đặc thù của giáo viên dạy Tin học
Từ năm 2000 – 2006 môn Tin học đƣợc dạy thí điểm ở một số trƣờng, lớp. Sau đó đến năm học 2006 - 2007 đƣợc đƣa vào cấp THPT và đƣợc tính điểm trung bình nhƣ các môn học khác. Đến nay môn Tin học đã đƣợc triển khai ở 63 tỉnh thành của cả nƣớc trong các trƣờng THCS, THPT.
Trƣớc những biến đổi không ngừng về mọi mặt của xã hội, ngoài trình độ chuyên môn thuần tuý, còn có những yêu cầu cao cả về phẩm chất và năng lực đối với ngƣời giáo viên dạy Tin học. Do vậy quá trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy Tin học cần phải chú trọng những yêu cầu sau:
a. Về phẩm chất
- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà sƣ phạm có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học.
- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà kỹ thuật - công nghệ với trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà khoa học có khả năng thực hiện và tham gia các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phƣơng pháp nội dung đào tạo.
- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà quản lý có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Ngƣời giáo viên dạy Tin học là một nhà hoạt động xã hội có hiểu biết và tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội, cộng đồng.
b. Về mặt năng lực
Những năng lực cơ bản của ngƣời giáo viên dạy Tin học nhƣ là năng lực sƣ phạm, năng lực chuyên môn và năng lực xã hội đƣợc thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau:
- Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trƣớc, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học.
- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang việc tổ chức việc học tập của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.
- Coi trọng hơn việc cá biệt hoá trong học tập.
- Sử dụng rộng rãi hơn những phƣơng tiện dạy học hiện đại do yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
- Hợp tác rộng rãi, chặt chẽ hơn với các giáo viên trong cùng trƣờng, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
Thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
1.4.2. Tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học
Ngoài những tiêu chuẩn đã nêu ở mục 1.2.4.2. Giáo viên dạy Tin học phải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Phẩm chất đạo đức tốt;
- Đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng;
- Yêu cầu về trình độ của giáo viên dạy Tin học ba cấp trình độ;
Từ những thay đổi về dạy Tin học, yêu cầu về trình độ đào tạo đối với giáo viên dạy Tin học cũng có sự thay đổi. Do vậy việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy Tin học cần chú ý những yêu cầu cụ thể về trình độ đối với từng đối tƣợng, để có thể đáp ứng một cách đồng bộ và mang tính chuẩn hoá cao.
Đối với giáo viên giảng dạy cấp tiểu học:
Yêu cầu đối với giáo viên phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sƣ phạm trở lên. Đối với giáo viên dạy cấp trung học cơ sở:
Yêu cầu đối với giáo viên dạy phải có bằng tốt nghiệp CĐSP, ĐHSP. Đối với giáo viên dạy cấp trung học phổ thông:
Yêu cầu đối với giáo viên dạy phải có bằng tốt nghiệp ĐHSP.
1.5. Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn [4]
1.5.1. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
a. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính