Một vài khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Phương pháp tiếp cận công nghệ trong dạy học môn kỹ thuật điện cho ngành sư phạm kỹ thuật (Trang 34 - 37)

* Quá trình công nghệ [3, 22, 42, 39]: một bộ phận của quá trình sản

xuất có liên hệ trực tiếp với việc biến đổi nguyên vật liệu (bán thành phẩm) thành sản phẩm, là tập hợp các nguyên công nghệ, đ−ợc thực hiện theo kế

SP CT

33

hoạch và theo trình tự về thời gian và không gian đối với các sản phẩm đồng loại hoặc t−ơng tự. Ví dụ, quá trình công nghệ hàn có thể bao gồm các nguyên công: chuẩn bị, gá, hàn các chi tiết và làm sạch mối hàn.

Quá trình công nghệ đ−ợc trình bày trong phiếu công nghệ hoặc phiếu tiến trình, là một phần của tài liệu công nghệ để chỉ đạo sản xuất (văn bản này đ−ợc gọi là quy trình công nghệ). Đối với những dạng sản phẩm nhất định, ng−ời ta lập quy trình công nghệ điển hình hay nhóm, cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất sản phẩm mới đồng thời trong nhiều xí nghiệp.

Quan niệm về quá trình công nghệ trên đây là đã bao hàm cả ý nghĩa quy trình đó.

* Nguyên công công nghệ: [3, 22, 42, 39] (Operation): là một phần của

quá trình công nghệ do một công nghệ (hay một nhóm công nhân) thực hiện liên tục trên một chỗ làm việc để gia công một (hay nhiều) nhóm chi tiết cùng đ−ợc gia công một lần.

Nh− vậy, nguyên công đ−ợc đặc tr−ng bởi sự thay đổi của đối t−ợng gia công, thiết bị (chỗ làm việc) và ng−ời thực hiện (công nhân). Còn tính liên tục có nghĩa là nguyên công cần thực hiện một cách liên tục, không bị gián đoạn (xen kẽ) bởi một công việc khác. Ví dụ, khi gia công thô một loạt chi tiết sau đó lại bắt đầu gia công tinh từ chi tiết thứ nhất trên cùng máy đã gia công thô thì đó là hai nguyên công vì việc gia công thô đã bị gián đoạn bởi việc gia công tinh.

Vì nguyên công là một đơn vị chủ yếu của quy trình công nghệ nên việc xác định phạm vi của một nguyên công đúng đắn là rất quan trọng. Đ−ờng lối thực hiện một quy trình công nghệ thể hiện ở chỗ phân chia chất l−ợng và giá thành của quá trình sản xuất.

* Bớc công nghệ [3, 22] (Step): là một phần của nguyên công để làm

thay đổi trạng thái, hình dạng kỹ thuật của bề mặt chi tiết máy bằng một hay một tập hợp dụng cụ với chế độ làm việc không đổi của dụng cụ. Nh− vậy,

34

b−ớc là một bộ phận hợp thành nhỏ nhất của quá trình công nghệ mà vẫn còn giữ đ−ợc tất cả các tính chất của quá trình công nghệ (thay đổi hình dáng, kích th−ớc). Nghĩa là khi thay đổi bề mặt gia công hay thay đổi dụng cụ hoặc thay đổi chế độ làm việc của dụng cụ là chúng ta đã có một b−ớc mới.

* Động tác [42] (movement): là tập hợp các cử động riêng biệt (các

hành động thao tác) của công nhân trong quá trình thực hiện của b−ớc công nghệ. Ví dụ, động tác tiện trên bề mặt, khoan lỗ, phay mặt phẳng… hoặc các động tác phụ nh− gá (hoặc tháo) chi tiết trên máy (hoặc đồ gá), mở máy, cho chạy dao, đ−a dao vào… Việc chia các b−ớc thành các động tác là để phục vụ cho công tác định mức thời gian kỹ thuật.

* Siêu công nghệ [22, 49, 50]: là tổ hợp có hệ thống của nhiều công

nghệ dùng để nghiên cứu và sản xuất một họ sản phẩm, của cải, dịch vụ. Đây cũng là cơ sở của sự liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất. Tập hợp các siêu công nghệ tạo nên nền công nghệ của mỗi quốc gia.

* Chu kỳ công nghệ [22]: Mỗi công nghệ đều có một “vòng đời” – chu

kỳ công nghệ, diễn ra qua ba giai đoạn: ra đời, phát triển – tr−ởng thành và suy thoái. Đối với công nghệ truyền thống, chu kỳ này thay đổi chậm, còn ngành có công nghệ mới thì độ co giãn lớn, nhịp độ thay đổi nhanh hơn. Sơ đồ 1.6 - Minh hoạ chu kỳ công nghệ.

Sơ đồ 1.6 – Minh hoạ chu kỳ công nghệ

Suy thoái Tr−ởng thành Phát triển Ra đời Tính năng kỹ thuật Thời gian

35

* Chuyển giao công nghệ [22]:

Tr−ớc hết cần hiểu rằng, giống nh− công nghệ, một sản phẩm không tồn tại vĩnh viễn trên thị tr−ờng do nhu cầu của con ng−ời luôn luôn thay đổi và phát triển, mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống qua các giai đoạn:

– Khi khái niệm chuyển giao công nghệ ch−a ra đời:

Sản phẩm ra đời → tăng tr−ởng → làm chủ thị tr−ờng → bão hoà → suy giảm → tiêu vong.

Lợi nhuận đạt tối đa ở giai đoạn làm chủ thị tr−ờng. – Khi có hoạt động chuyển giao côngnghệ:

Chuyển giao công nghệ [22]: là những hoạt động nhằm đ−a một công nghệ mới vào sản xuất. Đó là áp dụng một kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất hoặc áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác.

Việc chuyển giao công nghệ đã làm cho vòng đời của một chu trình sản phẩm dài hơn. Chính lúc sản phẩm đang ở giai đoạn thoái trào tại n−ớc phát triển công nghệ mới thì nó lại đang ở giai đoạn cao trào ở n−ớc tiếp nhận công nghệ. Mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và vòng đời sản phẩm đ−ợc thể hiện ở sơ đồ 1.2 [22]:

L−ợng tiêu thụ tại châu Âu

L−ợng châu Âu xuất khẩu ng−ợc sang Mỹ L−ợng Mỹ tự túc L−ợng Mỹ tự túc

Sản xuất ở Mỹ

(xuất khẩu) L−ợng tiêu thụ tại Mỹ

Một phần của tài liệu Phương pháp tiếp cận công nghệ trong dạy học môn kỹ thuật điện cho ngành sư phạm kỹ thuật (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)