Khái niệm công nghệ những năm đầu thập kỷ

Một phần của tài liệu Phương pháp tiếp cận công nghệ trong dạy học môn kỹ thuật điện cho ngành sư phạm kỹ thuật (Trang 28 - 30)

Do ảnh h−ởng sâu sắc và toàn diện của khoa học và công nghệ đến đời sống xã hội, khái niệm công nghệ đã đ−ợc bổ sung, phát triển:

– Năm 1980: Charles Edquuist [47] coi công nghệ có ý nghĩa tổng hợp, bao hàm tri thức, tổ chức, phân công lao động, quản lý…. Vì vậy công nghệ cũng là một phạm trù xã hội, phạm trù vật chất. Do đó giữa khoa học và công nghệ có những đặc điểm khác nhau: (Bảng 1)

27

Bảng 1 – So sánh hoạt động khoa học và hoạt động công nghệ

TT Khoa học Công nghệ

1 Nghiên cứu khoa học mang tính sác xuất.

Điều hành công nghệ mang tính xác định.

2 Hoạt động khoa học đổi mới, không lặp lại.

Hoạt động công nghệ lặp lại theo chu kỳ.

3 Sản phẩm khó định hình tr−ớc. Sản phẩm theo thiết kế.

4 Sản phẩm mang tính thông tin. Sản phẩm tuỳ thuộc vào đầu vào.

5 Lao động, linh hoạt, sáng tạo. Lao động định khuôn theo quy định.

6 Có thể mang mục đích tự thân. Không mang mục đích tự thân.

7 Phát minh tồn tại mãi mãi với thời gian.

Sáng chế kỹ thuật – công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo tiến bộ kỹ thuật.

Hoạt động khoa học và hoạt động công nghệ cũng đã đ−ợc Harold A.Foeke (giám đốc ban giáo dục khoa học và kỹ thuật học tr−ớc Đại học của Unesco) so sánh [46, tr.54] - Trần Bá Hoành, tổng thuật): Hoạt động khoa học, quá trình và ph−ơng pháp nghiên cứu th−ờng đi từ cái đơn nhất đến cái chung, còn hoạt động công nghệ th−ờng đi từ các nguyên tắc chung để giải quyết vấn đề cụ thể, đề ra giải pháp hoặc cải tiến công nghệ.

– Năm 1989, ESCAP [48] cho rằng, công nghệ gồm bốn phần: phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con ng−ời và phần tổ chức.

– ở Việt Nam năm 1989, giáo s− Đặng Hữu đã tổng kết [18]: Công nghệ là tập hợp những hiểu biết h−ớng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu

28

của con ng−ời. Còn công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các ph−ơng pháp, các quy tắc, các kỹ năng đ−ợc sử dụng để tác động vào đối t−ợng lao động nhằm tạo ra một dạng sản phẩm nào đó. Sự tác động ấy th−ờng phải thông qua các ph−ơng tiện vật chất (máy móc, trang bị, công cụ…).

Nh− vậy, khái niệm công nghệ, ngoài nghĩa hẹp trong sản xuất đã đ−ợc sử dụng theo nghĩa rộng và trở thành phạm trù phi vật chất, phạm trù xã hội.

Một phần của tài liệu Phương pháp tiếp cận công nghệ trong dạy học môn kỹ thuật điện cho ngành sư phạm kỹ thuật (Trang 28 - 30)