*) Khái niệm:
Với quan điểm hệ thống, khái quát, ng−ời ta coi kỹ thuật là một yếu tố thành phần của công nghệ, tiêu biểu là các tác giả Robert Le Duff và Andre Maissen trong [50]: "Kỹ thuật là tập hợp những cách thức có trật tự dựa trên những kiến thức khoa học dùng để nghiên cứu và biến đổi tự nhiên, tạo ra những sản phẩm và kết quả xác định. Còn công nghệ đ−ợc coi là tập hợp có tổ chức của những kỹ thuật, công cụ, vật liệu, ph−ơng pháp và kỹ năng dựa trên các ứng dụng khoa học để đạt những mục đích, để tạo ra những sản phẩm, của cải vật chất và cả những dịch vụ th−ơng nghiệp".
Nh− vậy, kỹ thuật là một bộ phận cấu thành của công nghệ. Nói cách khác, khái niệm công nghệ rộng hơn và bao hàm khái niệm kỹ thuật trong nó.
Trong tạp chí cộng sản số 496 tháng 1/1995, mục tìm hiểu khái niệm viết "Công nghệ là tổng thể các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và ph−ơng pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý".
Với ý nghĩa đã đ−ợc mở rộng và hoàn thiện này, công nghệ đ−ợc coi là ph−ơng tiện, công cụ để biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới do con ng−ời tạo ra, là tác nhân chủ chốt để biến khoa học thành lực l−ợng sản xuất trực tiếp.
29
– Phần cứng: bao gồm máy móc thiết bị, kết cấu xây dựng nhà x−ởng… Phần cứng giúp tăng năng lực cơ bắp (máy móc thiết bị), tăng trí lực của con ng−ời (tin học).
Cần chú ý rằng thiếu máy móc thiết bị không thể có công nghệ, nh−ng đừng nhầm công nghệ là máy móc thiết bị.
– Phần mềm: bao gồm:
+ Phần con ng−ời: là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, có kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và có năng suất cao. Nếu một trang thiết bị hoàn hảo nh−ng nếu thiếu con ng−ời có kỹ năng tốt và kỷ luật cao thì cũng trở nên vô tích sự.
+ Phần thông tin: bao gồm quyền sử dụng công nghệ (Licence), quyền độc quyền bán hàng ở một nơi, hoặc một n−ớc nào đó (Patent), bí quyết công nghệ (Know-how), là các dữ liệu, các bản thuyết minh công nghệ, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật, các thông tin điều hành kỹ thuật, điều hành sản xuất.
Phần thông tin hết sức quan trọng, nó đ−ợc tiến hành tìm hiểu trong một thời gian dài và hoàn thiện tr−ớc thời gian ký hợp đồng, phần thông tin quyết định một phần lớn sự thành bại của một chuyển giao công nghệ.
+ Phần tổ chức: bao gồm những liên hệ bố trí, sắp xếp đào tạo đội ngũ… cho các hoạt động nh− phân chia nguồn lực, tạo mạng l−ới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành…
Khâu tổ chức quản lý là động lực quan trọng thúc đẩy một chuyển giao công nghệ.
+ Phần bao tiêu: nghiên cứu thị tr−ờng đầu ra là nhiệm vụ quan trọng tr−ớc hết và cũng nằm trong phần mềm của chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, công nghệ không phải là lực l−ợng độc lập, nó tuỳ thuộc vào môi tr−ờng xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định. Do vậy, tính hiện thực của việc áp dụng công nghệ phụ thuộc vào môi tr−ờng
30
công nghệ. Cũng năm 1995, các nhà khoa học Việt Nam đã tổng kết công nghệ [38, tập I, tr.583]:
– Là các ph−ơng tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức khoa học.
– Là một tập hợp các cách thức, các ph−ơng pháp dựa trên cơ sở khoa học và đ−ợc sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
Các thành phần cơ bản của công nghệ, theo cách hiểu hiện nay bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cụ thể là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện quá trình sản xuất và dịch vụ:
+ Thành phần trang thiết bị bao gồm máy, thiết bị, khí cụ, nhà x−ởng…
+ Thành phần kỹ năng và tay nghề liên quan tới các bí quyết, các quy trình, các ph−ơng pháp, các dữ liệu, bản thiết kế…
+ Thành phần tổ chức, thể hiện trong sự sắp xếp, bố trí, điều phối, quản lý, tiếp thị…
Mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ đều đòi hỏi phải có đồng thời cả bốn thành phần trên vì mỗi thành phần đều có vai trò và chức năng riêng của nó. Nếu chỉ áp dụng riêng rẽ một trong bốn thành phần trên thì sác xuất thành công chỉ từ (20 ữ 30)%. Nếu áp dụng cả quy trình và kỹ thuật t−ơng ứng thì sác xuất này lên 50%. Nếu áp dụng cả bốn yếu tố thì sác xuất đạt (70 ữ 75)% hay cao hơn tuỳ thuộc vào sự kết hợp đồng bộ bốn yếu tố đó với nhau.
Từ những khái niệm đã dẫn ở trên, có thể cho rằng: "Công nghệ là một hệ thống ph−ơng tiện, ph−ơng pháp và kỹ năng, kỹ xảo nhằm lợi dụng quy luật khách quan để tác động vào một đối t−ợng nào đó, đạt một hiệu quả xác định cho con ng−ời".
31
*) Cấu trúc của công nghệ
D−ới góc độ quản lý, để quản lý đ−ợc công nghệ, phải nhận thức đ−ợc rằng cấu trúc và chức năng công nghệ trải dài theo chiều “sáng tạo – ứng dụng” tạo nên phổ công nghệ. Đó là hình ảnh t−ợng tr−ng t−ơng đối đầy đủ các giai đoạn, các yếu tố thành phần công nghệ ở mức độ khái quát. Trong [22], phổ công nghệ đ−ợc thể hiện nh− sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4 - Phổ công nghệ sáng tạo áp dụng *) Phân loại:
Khi xét theo chiều thực thể (xét về thực chất cấu trúc nội dung của bản thân công nghệ), các tác giả Lowell và W.Steale quan niệm gồm ba loại công nghệ trong mối quan hệ t−ơng hỗ [49]:
– Công nghệ sản phẩm, gồm các nội dung:
+ Quy hoạch sản phẩm (nghiên cứu và lập kế hoạch sản phẩm) + Kỹ thuật sản phẩm (thiết kế, tính toán sản phẩm…)
+ Đ−a vào ứng dụng thực tế (kể cả marketing, bán hàng…) + Kỹ thuật sau bán hàng (bảo hành, sửa chữa, phụ tùng thay thế) – Công nghệ chế tạo, gồm các nội dung:
+ Nguyên vật liệu: (chọn loại vật liệu, xác định nguồn cung cấp, bảo quản, sơ chế ban dầu…)
+ Thiệt bị, dụng cụ (tất cả những yếu tố kỹ thuật liên quan) + Hệ thống gia công (các ph−ơng pháp, cách thức, trình tự…)
Nghiên cứu triển khai Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Thị tr−ờng Chiến l−ợc sản phẩm và thiết kế sản phẩm Công nghệ chế tạo Kiểm tra chất l−ợng Tiếp thị bán hàng Dịch vụ sau bán hàng Sáng tạo Sản phẩm Chế tạo ứng dụng R và D
32
+ Kiểm tra chất l−ợng (tiêu chuẩn, cách đánh giá…) + Bảo d−ỡng kỹ thuật trong quá trình chế tạo sản phẩm…
– Công nghệ thông tin, bao gồm toàn bộ các nội dung thu thập, xử lý, l−u trữ, chế biến thông tin bằng những ph−ơng tiện kỹ thuật hiện đại (máy tính điện tử). Khác với quan niệm cũ: tách rời công nghệ sản phẩm và công nghệ chế tạo, ngày nay hai công nghệ này gắn bó khăng khít và gắn liền với công nghệ thông tin (sơ đồ 1.5):
Sơ đồ 1.5 – Mối quan hệ giữa các loại hình công nghệ (theo Lowell W.Steale)
Điều này có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Thực vậy, trong thị tr−ờng cạnh tranh khốc liệt, để có thể trụ vững trên th−ơng tr−ờng ng−ời sản xuất phải cố gắng chiếm lĩnh thị tr−ờng bằng cách cải tiến mẫu mã, nâng cao chất l−ợng và hạ giá thành sản phẩm. Sự kết hợp khăng khít giữa công nghệ (thiết kế) sản phẩm, công nghệ chế tạo với công nghệ thông tin sẽ giải quyết hữu hiệu vấn đề quan trọng này.
Những quan điểm nh− trên về công nghệ không những đã bổ sung, làm đầy đủ nội hàm mà còn phân định đ−ợc cả phần cứng (điều kiện cần) và phần mềm (điều kiện đủ – tức yếu tố con ng−ời với những yêu cầu về tri thức, kỹ năng…) do đó đã nâng cao khái niệm lên một phạm trù khái quát hơn. Kết quả của quá trình phát triển đó là đã xuất hiện một số khái niệm mới có liên quan.