7. Kết cấu luận văn
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣờ
ngƣời có chức vụ, quyền hạn
Trên thực tế, không tồn tại một cơ chế kiểm soát thu nhập chung được các quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn quốc tế và Việt Nam thời gian qua cho thấy, kiểm soát thu nhập được thực hiện thông qua các biện pháp như: kê khai và công khai tài sản, thu nhập; thiết lập các thiết chế thực hiện việc kiểm
89
soát tài sản, thu nhập; xây dựng và thực thi hoạt động xác minh, điều tra về tài sản, thu nhập; áp dụng chế tài đủ mạnh để xử lí hành vi che giấu tài sản và thiếu trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập; thu hồi triệt để tài sản tham nhũng; bắt buộc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.
Bên cạnh đó, việc triển khai pháp luật kiểm soát thu nhập phụ thuộc vào cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào truyền thống của nước mình, mỗi quốc gia có những quy định pháp luật khác nhau về cơ chế kiểm soát thu nhập riêng. Một số quốc gia ban hành các quy định chuyên ngành về vấn đề kiểm soát thu nhập với mục đích, phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu kiểm soát cụ thể. Những quy định này thường gắn với biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Một số quốc gia khác quy định về kiểm soát thu nhập tương tự như trình tự, thủ tục khác trong lĩnh vực quản lý công. Ngoài ra, cơ sở pháp lý cũng phụ thuộc vào việc việc xem xét kiểm soát thu nhập là công cụ chung cho việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình của tầng lớp công chức hay chỉ là một trong những công cụ PCTN trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung.
Thực tiễn quốc tế cho thấy cơ sở pháp lý về kiểm soát thu nhập có thể được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Quy định chung trong đó bao gồm:
- Quy định về thủ tục hành chính và dịch vụ công. Phạm vi điều chỉnh của dịch vụ công và thủ tục hành chính là khác nhau, nhưng cả hai đều là những phần cơ sở của quản lý nhà nước. Do vậy, việc kiểm soát tài sản, thu nhập được điều chỉnh bởi những quy định pháp lý về quản lý công sẽ khác với việc điều chỉnh bởi các quy định chống tham nhũng chuyên ngành. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, luật về dịch vụ công có thể chỉ điều chỉnh nhóm đối tượng làm việc trong cơ quan quản lý hành chính hoặc rộng hơn là cơ quan tòa án hay kể cả với những người được bầu hoặc bổ nhiệm.
- Quy tắc đạo đức. Việc kiểm soát thu nhập còn được thể hiện qua nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hay thông báo về xung đột lợi ích được quy định trong bộ quy tắc đạo đức. Chúng có thể được cụ thể hóa trong hợp đồng
90
lao động hoặc quyết định tuyển dụng của công chức. Điều này đúng hơn là thể hiện mong muốn nghề nghiệp mà công chức cần tuân thủ các chuẩn mực.
Nhóm thứ hai: Quy định trong pháp luật chuyên ngành
- Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một phần của quy định về kiểm soát xung đột lợi ích hay PCTN. Cách tiếp cận này rõ ràng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát để ngăn chặn xung đột lợi ích và phòng ngừa tham nhũng.
- Quy định pháp luật chuyên ngành về kiểm soát thu nhập. Đây là những quy định cụ thể điều chỉnh sâu về vấn đề kiểm soát thu nhập của công chức và được coi là một phần của pháp luật về PCTN. Xét về mặt kỹ thuật pháp lý, việc kiểm soát thu nhập dựa trên các quy định pháp luật cụ thể và chi tiết mang lại tính khả thi cao.
-Quy định kiểm soát thu nhập áp dụng cho cơ quan chuyên ngành. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở phân loại nhóm cán bộ, công chức. Theo đó, một số quốc gia có quy định pháp luật riêng dành cho các cơ quan chuyên ngành như tòa án, viện kiểm sát. Ví dụ, ngoài các quy định về kiểm soát thu nhập đối với công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý công, còn có quy định riêng về kiểm soát thu nhập đối với công chức là thẩm phán, công tố viên hoặc với thể chế chính trị Việt Nam có thể có quy định riêng về kiểm soát thu nhập đối với đảng viên…
- Quy định nội bộ: Đây không phải là căn cứ pháp lý phù hợp cho việc kiểm soát thu nhập đối với cơ quan hành pháp, tuy nhiên, nó cũng hữu ích đối với một số cơ quan đặc thù và có thể coi là công cụ kiểm soát nội bộ. Lợi ích của quy định này là giúp người đứng đầu cơ quan quản lý khả năng kiểm soát nội bộ, nhất là trong những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao [45, tr 88, 89].
Ở Việt Nam, trên cơ sở quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…” thì cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.Bên cạnh đó,
91
cần sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ cho hoạt động này như các quy định của Đảng đối với công chức là đảng viên, quy chế nội bộ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, cần xây dựng một hệ thống luật cơ bản để có thể hạn chế quyền cá nhân của công dân khi họ tham gia với tư cách là cán bộ, công chức; đồng thời cần có phạm vi điều chỉnh rộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng hệ thống các quy định về kiểm soát thu nhập vì vấn đề này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Từ những phân tích như trên, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay như sau: