7. Kết cấu luận văn
1.1.4. Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
tài cụ thể trong việc xử lý và thu hồi tài sản tham nhũng thì hoạt động kiểm soát mới có hiệu quả.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như sau:
Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống tham nhũng là tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó phát hiện, ngăn chặn việc người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham nhũng; áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý người có hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
1.1.4. Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hạn
Để kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, với những công cụ khác nhau, trong đó có pháp luật. Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, xuất phát từ tính ưu việt của pháp luật là: Do nhà nước ban hành, mang tính bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Để bảo đảm việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và tuân theo một trật tự nhất định, nhà nước ban hành các quy định pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý để theo dõi được biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, thông qua đó nhằm không chỉ bảo đảm cho hoạt động phòng ngừa tham nhũng, mà còn góp phần quan trọng trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
18
Trong khoa học pháp lý, pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa được coi là một ngành luật với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiểu theo nghĩa hẹp là các quy định bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi được biến động về tài sản của đối tượng chịu sự kiểm soát, theo đó bao gồm các biện pháp như minh bạch tài sản, thu nhập, thuế thu nhập cá nhân, thanh toán không sử dụng tiền mặt, thu hồi tài sản tham nhũng, còn nếu hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công, chống xung đột lợi ích, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
Nhìn chung, pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn một số đặc thù riêng có thể phân biệt được với pháp luật trong các lĩnh vực khác như:
- Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn quy định các biện pháp nhằm tạo hành lang pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi biến động tài sản của người có chức vụ, quyền hạn;
- Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn xác định rõ những hành vi nào là hành vi vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập, trốn thuế thu nhập cá nhân, vi phạm các quy định về thanh toán không sử dụng tiền mặt của người có chức vụ, quyền hạn là đối tượng bị kiểm soát;
- Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn;
- Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn gồm các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong theo dõi biến động tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và xác minh tính trung thực trong kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn;
19
- Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng cách thức, phương pháp tác động nhằm hạn chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các phương pháp điều chỉnh mang tính quyền uy, phục tùng, buộc mọi chủ thể pháp luật có liên quan phải tuân theo.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc theo dõi các biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng cũng như thu hồi tài sản tham nhũng, được thực hiện bằng những phương pháp, cách thức khác nhau tùy theo tính chất, mức độ của chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn. Có thể định nghĩa pháp luật về người có chức vụ, quyền hạn như sau:
Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó phát hiện, ngăn chặn việc người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham nhũng; áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý người có hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
1.2. Sự hình thành, vai trò, mục đích kiểm soát thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn