7. Kết cấu luận văn
2.5.2. Tình hìnhthu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua
thức tịch thu dân sự.
Ở góc độ hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản, hiện nay Việt Nam đã đàm phán, ký kết 42 hiệp định tương trợ tư pháp song phương về hình sự, dân sự, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án; tham gia 18 Điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, trong đó có một số điều ước có liên quan nhiều đến thu hồi tài sản tham nhũng như Công ước UNCAC; Công ước UNTOC; Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia Asean [10].
2.5.2. Tình hình thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua qua
Nhìn chung, trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng mặc dù có những tiến triển nhất định, số tài sản tham nhũng hoặc có liên quan đến tham nhũng được phát hiện, thu hồi ngày càng tăng, song tỉ lệ tài sản tham nhũng được thu hồi so với tài sản tham nhũng phát hiện được vẫnchiếm tỷ lệ rất thấp [53, tr 8; 53, tr 7; 54, tr 7; 55, tr 8; 56, tr 7].
- Thu hồi tài sản tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán Nhà nước: Theo báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác PCTN thì thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán hàng năm đã phát hiện sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng trăm héc ta đất, trong đó số kiến nghị thu hồi đạt khoảng 30%. Qua công tác thanh tra trong 5 năm, thanh tra các cấp đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 50.082,08 tỷ đồng và 12.505,05 hec- ta đất (cụ thể: năm 2010 là 8.152,6 tỷ đồng và 2108,5 hec-ta đất; năm 2011 là 1.818,98 tỷ đồng và 2.751,55 hec-ta đất; năm 2012 là 7.948 tỷ đồng và 2.610 hec-ta đất; năm 2013 là 5.053,5 tỷ đồng, 1.374 hec-ta đất; năm 2014 là 27.109 tỷ đồng và 3.661 hec-ta đất) [12, tr 8; 13, tr 8, 9; 14, tr 8; 15, tr 7; 15; tr 7, 8].
81
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban tư pháp của Quốc hội thì: “Trong thời gian qua, việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra còn chậm; nhiều sai phạm được phát hiện nhưng xử lý hình sự ít, số tài sản do tham nhũng mà có được thu hồi chiếm tỷ lệ thấp” (thường chỉ chiếm khoảng 15% số tiền phát hiện sai phạm) [53, tr 9; 56, tr 7].
- Thu hồi tài sản tham nhũng thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng: Thông qua việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, các cơ quan tiến hành tố tụng mới chỉ đánh giá được một phần tài sản do tham nhũng mà có; còn tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng, thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra chưa được đánh giá và chưa có biện pháp thu hồi hiệu quả (Ví dụ như trong vụ án Vũ Quốc Hảo, Tòa án cũng chỉ kiến nghị thu hồi tài sản tham nhũng của Vũ Quốc Hảo cùng đồng phạm mà chưa kiến nghị bồi thường thiệt hại mà các bị cáo gây ra ước tính 4.689,185 tỷ đồng) [11, phụ lục số 1]. Theo báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN thì số tiền tham nhũng thu được qua công tác điều tra, truy tố, xét xử thường chỉ chiếm khoảng 35% số tiền, tài sản chứng minh được do hành vi tham nhũng gây ra (Năm 2014, cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an báo cáo thu hồi được 909/2.550 tỷ đồng phát hiện được do hành vi tham nhũng gây ra; công an các cấp thu hồi được 1500/6700 tỷ đồng đạt khoảng 35%) [57, tr 8].
Những khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản tham nhũng:
- Trong hoạt động thanh tra, kiểm toán: Do các cơ quan này không có chức năng điều tra nên việc xác định hành vi tham nhũng, tài sản tham nhũng thường gặp khó khăn, họ thường gộp cả tài sản có dấu hiệu tham nhũng lẫn với các tài sản có dấu hiệu vi phạm khác vào nhau dẫn đến rất khó đánh giá thiệt hại do tham nhũng gây ra. Việc chứng minh tài sản tham nhũng không thuộc trách nhiệm của cơ quan thanh tra, do đó có hiện tượng đùn đẩy trách
82
nhiệm giữa các cơ quan này với cơ quan điều tra trong việc xác định tài sản và giá trị tài sản tham nhũng.
- Các hành vi tham nhũng thường chỉ bị phát hiện sau một thời gian dài, nên việc thu thập chứng cứ để xác định tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn. Công tác điều tra án tham nhũng cũng thường kéo dài, do các cơ quan khác nhau thực hiện, đặc biệt là các vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyển sang cơ quan điều tra.Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền không kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để kê biên, tạm giữ tài sản nên tình trạng đối tượng tham nhũng tẩu tán tài sản thường xảy ra dẫn đến khó thu hồi.
- Việc xác định mục đích vụ lợi trong các vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó khăn do vụ án thường liên quan đến nhiều chủ thể; đặc biệt là các vụ án tham ô tài sản thường liên quan đến nhiều đối tượng phạm tội khác nhau nên rất khó chứng minh được giá trị tài sản tham nhũng của từng người, trong khi đó pháp luật hình sự Việt Nam quy định về cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
- Tài sản sau khi tham nhũng được thường được trộn lẫn với tài sản hợp pháp khác để kinh doanh kiếm lời hoặc nhờ người khác đứng tên hộ nên việc chứng minh rất khó khăn, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi.
- Có nhiều vụ án/vụ việc tham nhũng không chứng minh được thiệt hại (đặc biệt là tham nhũng trong xây dựng các công trình giao thông, công trình xây dựng hoặc tài sản khác có giá trị rất lớn) hoặc việc giám định sẽ phải chi phí ngang hoặc gần bằng với giá trị của tài sản cần giám định, trong khi việc thu hồi được toàn bộ tài sản không phải lúc nào cũng thực hiện được, nên các cơ quan tiến hành tố tụng không trưng cầu giám định.
- Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra trong nhiều trường hợp hậu quả không phải chỉ là giá trị tài sản mà còn thiệt hại về tinh thần (nhất là các vụ
83
án tham ô tiền, tài sản hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo, các công trình phúc lợi…) nên không thể định giá và yêu cầu khắc phục hậu quả.
84
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY