7. Kết cấu luận văn
1.2. 1 Sự hình thành cơ chế kiểm soát thu nhập
Không kể một số hình thức kê khai mang tính chất sơ khai, việc kê khai tài sản và thu nhập của công chức bắt đầu xuất hiện ở một số nước trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai [45, tr 15]. Ở Hoa Kỳ, sự gia tăng các vụ bê bối liên quan đến tham nhũng của chính quyền đã tạo động lực cho những sáng kiến nhằm củng cố liêm chính công. Thông điệp của Tổng thống Haryy S. Truman tại kỳ họp Quốc hội năm 1951 là một trong số những tuyên
20
bố chính trị đầu tiên về sự cần thiết phải có sự công khai trước công chúng về các nguồn tài chính cá nhân của một số quan chức cấp liên bang. Ông nói: “Với tất cả các câu hỏi được đưa ra hôm nay về sự thẳng thắn và thành thật của công chức, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nên sẵn sàng để đưa thông tin về thu nhập của mình ra công khai” [52, tr.19]. Tuy nhiên, trong những năm 1950, nhiều nhân tố khác nhau đã ngăn cản sự ra đời của các bản kê khai tài sản ở cấp liên bang. Đến năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson mới thành công trong việc ban hành một đạo luật trong đó quy định rằng các quan chức cấp liên bang phải công khai thông tin về các nguồn tài chính riêng tư của mình trước các cơ quan công quyền. Đạo luật này (hiện vẫn còn hiệu lực), yêu cầu các quan chức ở cả 3 nhánh trong hệ thống chính quyền liên bang phải công khai thu nhập ở một mức nhất định nào đó. Đến năm 1969, 11 bang trong nước Mỹ đã yêu cầu công chức kê khai tài sản và việc kê khai tài sản trong công chức phát triển mạnh nhất vào những năm 1970. Việc ngày càng mở rộng phạm vi đối tượng và thông tin cần kê khai đã dẫn đến nhiều vụ kiện trước tòa vì nhiều công chức cho rằng quyền riêng tư của họ bị xâm phạm.
Ở châu Âu, vấn đề công khai tài sản, thu nhập và các lợi ích tài chính khác của công chức được tiến hành chậm hơn. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là Vương quốc Anh khi quốc gia này thông qua Luật phòng ngừa tham nhũng năm 1889. Chứng cứ lịch sử cho thấy tại thời điểm đó, nghị viện Anh đã rất miễn cưỡng khi thông qua các quy định pháp luật về công khai tài sản. Đến năm 1969, người ta vẫn giữ nguyên quan điểm rằng không cần phải báo cáo về những lợi ích tài chính, vì cần phải tin tưởng vào lòng tự trọng và tính tự giác của các nghị sỹ. Đến năm 1974, Hạ viện Anh đưa ra quy định về Báo cáo lợi ích của các nghị sĩ, nhưng sau năm 1974, câu hỏi về lợi ích nào cần phải kê khai hoặc báo cáo vẫn bỏ ngỏ và thực tế thì vẫn để cho các nghị sỹ tự quyết định về thông tin sẽ kê khai.
21
Cuối những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, phong trào dân chủ hóa ở nhiều nước Trung và Đông Âu cũng như một số khu vực khác của thế giới phát triển mạnh. Ngày nay, cùng với sự lan tỏa của các hoạt động chống tham nhũng toàn cầu đã khiến cho nhiều quốc gia đưa ra các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của quan chức và phạm vi và lĩnh vực phải kê khai ngày càng được mở rộng hơn [45, tr 16, 17].