Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về kiểm soát

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về kiểm soát

nhập

nhập khuyến nghị (không ràng buộc) về vấn đề này. Một trong những văn kiện sớm nhất trong số đó là Công ước Liên Mỹ về chống tham nhũng (Inter-American Convention Against Corruption- IACAC), được thông qua vào năm 1996. Công ước này yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét các biện pháp nhằm “…thiết lập, duy trì và củng cố các hệ thống báo cáo về thu nhập, tài sản và trách nhiệm của những người giữ các chức vụ nhất định theo quy định của pháp luật và khi phù hợp, công khai các thông tin kê khai đó” [78, Điều III, khoản 4]. Công ước của Liên minh Châu Phi về PCTN cũng yêu cầu các quốc gia thành viên cam kết “…yêu cầu tất cả hoặc các công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ phải kê khai tài sản của mình tại thời điểm nhận nhiệm vụ, trong khi làm việc và sau khi hết nhiệm kỳ công vụ” [79, Điều 7, khoản 1]. Khuyến nghị R10 của Hội đồng Bộ trưởng các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (thông qua vào ngày 11/5/2000) về bộ quy tắc ứng xử cho công chức quy định về việc kê khai tài sản như sau: “Công chức giữ những chức vụ mà có khả năng tác động đến lợi ích cá nhân của người đó thì phải kê khai định kỳ và khi có yêu cầu hay bất kỳ khi nào có sự thay đổi về bản chất hoặc phạm vi của các lợi ích đó” (Điều 14). Khuyến nghị này chỉ nhằm mục đích kiểm soát xung đột lợi ích chứ không nhằm để kiểm soát tài sản của công chức.

Đối với Liên minh Châu Âu, các điều kiện áp dụng đối với các quốc gia muốn gia nhập EU thường không chứa đựng một yêu cầu rõ ràng về việc kê khai tài sản dành cho công chức (vì EU không có quy định về vấn đề này). Việc là thành viên của EU, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm yêu cầu “…quốc gia ứng viên phải đạt được một sự ổn định về thể chế nhằm đảm bảo cho nền

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)