Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 65)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1.3. Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Theo quy định của Luật PCTN, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp vào thời điểm sau tổng kết hàng năm. Đối tượng có nghĩa vụ công khai cũng rất rộng. Ví dụ, phạm vi công khai tài sản ở trung ương bao gồm: Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên thì công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm. Cán bộ, công chức giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công khai trước lãnh đạo từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên của cơ quan mình…

Ở Việt Nam, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập được bắt đầu thực hiện từ năm 2012 với số lượng bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai đạt 18,7% tổng số người phải kê khai tài sản, thu nhập. Đến năm 2014 đạt

57

96,8% tổng số người đã kê khai (có 914.245 bản kê khai được công khai) [16, tr 6].Công khai bản kê khai tài sản được coi là bước đi mạnh mẽ nhằm hiện thực hoá và nâng cao hiệu quả quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, để thông qua sự quan sát của quần chúng có thể phát hiện sự thiếu trung thực của bản kê khai. Việc công khai bản kê khai tại nơi làm việc mới bắt đầu được thực hiện nên không gặp nhiều khó khăn [18, tr 7].

Nhiều quốc gia áp dụng công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của công chức cấp cao qua các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là đối với những chức danh đứng đầu nhà nước, các bộ trưởng và nghị sỹ, song cũng có quốc gia áp dụng hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập ở nơi người có nghĩa vụ kê khai cư trú [34, tr 82-91]. Ở Việt Nam, theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 thì Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tất cả công dân đều có quyền giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, do đó, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của một số đối tượng, nhất là các đối tượng giữ chức vụ do bầu cử hoặc cơ quan dân cử phê chuẩn, các đối tượng có vị trí việc làm thường xuyên tiếp xúc công việc với người dân, là rất quan trọng. Quy định này cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn chưa quy định về việc phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú, dẫn đến việc giám sát tính trung thực của các bản kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ đạt được một nửa mục đích, đó là sự giám sát của những người cùng công tác với người có nghĩa vụ phải kê khai mà chưa có sự giám sát của nhân dân và các tổ chức xã hội đối với bản kê khai đó. Việc công khai thực chất là cung cấp thông tin cho số đông người biết, qua đó nhận lại thông tin phản hồi qua hệ thống tố cáo để phát hiện kê khai không trung thực. Như vậy để giải pháp này có kết quả còn cần phải có

58

cơ chế tiếp thu thông tin và xử lý tố cáo, phản ánh tốt, nhưng hiện nay hiệu quả giải quyết tố cáo của hệ thống này ở nước ta chưa cao.

Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012, Chính phủ đã trình Quốc hội 02 phương án công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có công khai tại nơi cư trú, tuy nhiên, Ủy ban tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú tại thời điểm này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó không loại trừ việc các đối tượng sử dụng thông tin đó để trộm cắp tài sản hoặc các hành vi phạm tội khác như tống tiền, cướp…., do đó, trước mắt chưa nên công khai bản kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn tại nơi cư trú [61, tr 3, 4]. Dù vậy, quan điểm về vấn đề này vẫn có thể được xem xét thay đổi trong những năm tới đây.

2.3.1.4. Nghĩa vụ giải trình nguồn gốc và xác minh tài sản, thu nhập

Đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cũng có nghĩa vụ giải trình đối với tài thêm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải trình nguồn gốc tài sản được thực hiện trong quá trình kê khai tài sản, thu nhập và việc giải trình nguồn gốc tài sản khi có một trong các căn cứ: có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; hoặc khi xét thấy cần thiết có thêm thông tin phục vụ việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu người có dự kiến được xác minh giải trình rõ việc kê khai tài sản, thu nhập của mình. Việc giải trình phải làm rõ được tính chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời trong việc kê khai tài sản, thu nhập; giải trình rõ nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và những thông tin khác mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu (Điều 46b Luật PCTN và Điều 15, 16 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP).

59

Người có chức vụ, quyền hạn trong diện phải kê khai tài sản sẽ phải kê khai tài sản tăng thêm nếu giá trị tài sản đó tăng thêm từ 50 triệu đồng trở lên; nhà, quyền sử dụng đất phát sinh trong kỳ kê khai tài sản, thu nhập. Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012. Tuy nhiên, đến nay số trường hợp phải xác minh nguồn gốc tài sản tăng thêm chưa nhiều (năm 2014 cả nước chỉ xác minh đối với 05 trường hợp) [16, tr 6]. Con số này tỏ ra bất hợp lý trong bối cảnh tham nhũng đã mang tính phổ biến như ở nước ta hiện nay.

Việc xác minh tài sản, thu nhập hiện nay được giao cho nhiều chủ thể thực hiện, bao gồm: “… người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản”(Điều 47 khoản 2 Luật PCTN). Quy định trên có thể xuất phát từ các vấn đề về quản lý công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và có ý kiến cho rằng, chủ thể có thẩm quyền xác minh tài sản của người có chức vụ, quyền hạn quá rộng dẫn đến việc không thực hiện hoặc thực hiện hình thức vì không có chế tài nào cho việc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức không thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.3.1.5. Đánh giá chung về tình hình triển khai biện pháp kê khai tài sản, thu nhập

Trong thời gian qua ở nước ta, hầu hết đối tượng thuộc diện kê khai đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Việc kê khai tài sản, TNCN đã trở thành hoạt động bình thường, tâm lý e ngại phải kê khai của người kê khai dần được khắc phục.Thời gian đầu, nhiều cán bộ, công chức, viên chức không yên tâm, còn e ngại phải kê khai tài sản, thu nhập, nhưng sau 3 năm thực hiện trong phạm vi cả nước đã có 99 % số người phải kê khai lần đầu đã thực hiện kê khai; 97 % số người phải kê khai bổ sung đã kê khai, việc triển khai các năm sau thuận lợi hơn năm trước [18, tr 6, 7].

60

Việc kê khai tài sản, thu nhập bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ xác minh về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Những bản kê khai đó là cơ sở ban đầu phục vụ cho việc xác minh về tài sản, thu nhập của đối tượng phải kê khai khi cần thiết.

Về khuôn khổ pháp lý cho việc kê khai, xác minh kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, đa số (90%) ý kiến các bộ, ngành, địa phương cho rằng quy định về trình tự, thủ tục, thời gian kê khai và quản lý bản kê khai là hợp lý, chi tiết; 70% ý kiến cho rằng quy định về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập như hiện nay là phù hợp, 15% ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng phải kê khai, thậm chí có ý kiến cho rằng nên đưa tất cả các đối tượng hưởng lương NSNN đều phải kê khai; 15% đề nghị thu hẹp diện đối tượng phải kê khai, một số tỉnh miền núi cho rằng các đối tượng là cán bộ tại các trường học mầm non, phổ thông, cơ sở y tế, cán bộ cấp xã không nên đưa vào diện phải kê khai) [51]. Nhiều ý kiến đánh giá các quy định về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập đã bao quát được phần lớn đối tượng có chức vụ, vị trí công tác cần phải kiểm soát thu nhập; thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung xác minh kê khai tài sản, thu nhập; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người xác minh, người được xác minh.Việc công khai bản kê khai đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định, giúp công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn [18, tr 7].

Tuy nhiên, công tác kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn một số vướng mắc như sau:

- Quy định về đối tượng phải kê khai chưa đề cập rõ đến các trường hợp có sự điều động, luân chuyển; chưa rõ ràng, cụ thể đối với các đối tượng trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể, các đối tượng là đại diện quản lý phần vốn

61

nhà nước tại doanh nghiệp, đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên ngành tài chính, thuế, hải quan, đầu tư, xây dựng, giao thông, tài nguyên.

- Nội dung, phạm vi tài sản, thu nhập phải kê khai chưa bao quát được toàn bộ tài sản, thu nhập của người phải kê khai và nguồn gốc của tài sản, thu nhập đã kê khai, như các khoản chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, đào tạo ở nước ngoài, các khoản hiến, tặng, cho; tài sản là hàng hóa được sử dụng vào mục đích kinh doanh; chưa có quy định cụ thể về việc kê khai đối với nhà, công trình xây dựng đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu nhà nước, tài sản liên quan đến việc sử dụng đất thuê. Chưa quy định kê khainguồn gốc tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều thế hệ trong gia đình.

- Tác dụng ngăn ngừa tham nhũng của những quy định quản lý, khai thác, sử dụng bản kê khai tài sản, thu nhập hiện nay chưa cao. Bản kê khai chủ yếu mới chỉ được sử dụng để xác minh khi bổ nhiệm hoặc có đơn tố cáo.

- Quy định về xác minh chỉ mới dừng lại xác minh việc kê khai chứ chưa xác minh nội dung, nguồn gốc tài sản kê khai; chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, xác minh nguồn gốc, số lượng, giá trị tài sản, thu nhập kê khai.

- Quy định về người có thẩm quyền xác minh tài sản quá rộng dẫn tới hạn chế trong công tác PCTN, hầu hết các cơ quan này không có nghiệp vụ về xác minh nguồn gốc tài sản; hơn nữa, thực tế cho thấy người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do ngại va chạm hoặc do “duy tình” nên cũng không ra quyết định xác minh tài sản mặc dù nghi ngờ cấp dưới có tài sản bất hợp pháp, chỉ khi cơ quan chức năng hoặc có tố cáo thì người đứng đầu mới thực hiện thẩm quyền xác minh.

- Quy định về xử lý kỷ luật đối với đối tượng không kê khai hoặc kê khai chậm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe; chưa có quy định cụ thể về xử lý đối với người và số tài sản kê khai không trung thực. Quy định về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập còn chưa rõ thẩm quyền xác minh, kết luận, công khai bản kết luận xác minh về kê khai tài sản, thu nhập đối với các đối tượng Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, tập đoàn kinh tế nhà nước.

62

Những vướng mắc trên xuất phát từ các nguyên nhân là rào cản về tâm lý và quan hệ xã hội truyền thống. Tâm lý của người dân nói chung, cán bộ, công chức nói riêng quan niệm tài sản, TNCN là vấn đề riêng tư, thuộc bí mật cá nhân. Rào cản này chi phối toàn bộ quá trình từ xác định chủ trương, quy định pháp luật, tổ chức triển khai của cơ quan, đơn vị và thực hiện kê khai của cán bộ, công chức.Ở nước ta, gia đình gồm nhiều thế hệ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, quan hệ sở hữu chung về tài sản khá phổ biến, do đó khó có thể rạch ròi về sở hữu tài sản để kê khai.

2.3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất khi mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, chưa phát triển, việc trao đổi, thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Khi nền kinh tế ngày một phát triển cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.

Trong công tác PCTN và công tác phòng, chống tội phạm, thanh toán bằng tiền mặt diễn ra phổ biến sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có dễ hoạt động. Cơ quan nhà nước sẽ rất khó kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp cũng như kiểm soát nguồn gốc tiền, tài sản trong các giao dịch. Do đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt góp phần quan trọng trong phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền….

Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.Những phương thức thanh toán không dùng tiền

63

mặt phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm: lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thư tín dụng, thẻ thanh toán, séc, ví điện tử, internet banking.

Theo quy định của Luật PCTN thì:

“1. Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh khoản bằng chuyển khoản.

2. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3, Điều 1 của Luật này và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản”.

Để từng bước tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện quy định trên của Luật PCTN, Thủ tướng Chính phủ có các Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Các văn bản này xác định đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán phải ở mức thấp hơn 11%; đến cuối

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)