Thực trạng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của người có

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của người có

Đồng thời, thông qua quy định về kê khai tài sản, thu nhập và các biện pháp khác, cơ quan nhà nước sẽ đánh giá được những thu nhập, tài sản nào của người có chức vụ, quyền hạn là hợp pháp (thường được kê khai nộp thuế) và thu nhập, tài sản không hợp pháp để cơ sở cho việc xác minh, xử lý, thu hồi.

2.4.2. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có chức vụ, quyền hạn

Năm 2009, năm đầu tiên nước ta tổ chức thực hiện Luật thuế TNCN, nhưng lại rơi vào bối cảnh nền kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vì thế trong quá trình triển khai Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố... về việc miễn thuế TNCN, theo đó tất cả mọi cá nhân đều được miễn thuế TNCN tính trên phần thu nhập của 6 tháng đầu năm 2009, không phân biệt thời điểm chi trả thu nhập. Tuy vậy, số thuế TNCN của 6 tháng cuối năm 2009 vẫn đạt mức 2.704 tỷ đồng, cao gấp 2,06 lần cùng kỳ năm 2008. Điều này cho thấy, việc mở rộng diện đánh thuế và thực hiện tốt công tác quản lý kê khai nộp thuế đã tác động tích cực đến số thuế TNCN thu được trong kỳ.

Biểu 2.6: Số ngƣời có thu nhập và thu nhập chịu thuế trong 03 năm 2009-2011.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ghi chú

I. Số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

1000

người 7.113 10.272 12.647 1. Số người có thu nhập chưa

đến mức phải nộp thuế

1000

người 3.613 6.582 8.777 2. Số người có thu nhập đến 1000 3.500 3.690 3.870

72 mức phải nộp thuế, trong đó: người

- Nộp ở bậc 1 1000

người 2.680 2.706 2.837 - Nộp từ bậc 2 trở lên 1000

người 820 984 1.033

II. Số hộ gia đình cá nhân

kinh doanh có thu nhập hộ 2.109.000 2.474.000 2.845.000 - Số hộ gia đình, cá nhân kinh

doanh có thu nhập chưa phải nộp thuế

hộ 1.959.259 2.304.761 2.650.137

- Số hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập phải nộp thuế

NNT 149.741 169.239 194.863

(Nguồn: Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật thuế TNCN của Bộ Tài chính). Tính đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân (trong đó có 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3.247.433 mã số thuế hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh). Thông qua việc thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của tổ chức chi trả thu nhập được cấp mã số thuế; việc kê khai, nộp thuế của cá nhân được cấp mã số thuế có thu nhập thuộc 10 loại thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật, cơ quan thuế có thể quản lý, kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn; thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, việc kiểm soát giá chuyển nhượng thực tế đối

73

với chuyển nhượng giữa các cá nhân còn gặp khó khăn do việc thanh toán hiện nay chủ yếu là dùng tiền mặt, vàng, ngoại tệ [20, tr.6].

Tuy nhiên, thực tế cho thấy số đông người nộp thuế, kể cả những người có từ hai nguồn thu nhập trở lên đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện hộ, vì vậy có thể làm thất thu ngân sách nhà nước hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của chính người nộp thuế.

- Việc xác đinh thu nhập chịu thuế còn thiếu nhiều loại như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tiền lãi từ các khoản gửi tiết kiệm… hoặc đánh giá không đúng thu nhập do bất cập từ pháp luật như thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản có đăng ký quyền sử dụng như ô tô, xe máy… dẫn đến khó xác định chính xác thu nhập của cá nhân.

Nguyên nhân của hạn chế trên chủ yếu là do:

-Những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất cập. Việc quy định thu thuế tại nguồn đã gây ra những khó khăn trong việc xác định chính xác số thuế phải nộp. Để đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập, thuế TNCN thường quy định thuế suất lũy tiến áp dụng cho tổng thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thu thuế, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập đối với khoản thu nhập được chi trả để nộp cho cơ quan thuế. Riêng đối với những khoản chi phí mua ngoài như thù lao tư vấn, tiền công sửa chữa v.v., việc khấu trừ được xác định là 10% trên khoản thu nhập. Quy định như vậy có ưu điểm là đảm bảo thu được thuế, tránh việc trốn thuế, lậu thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện đăng kí, kê khai nộp thuế thu nhập đối với từng cá nhân chưa được áp dụng rộng rãi và triệt để, thì cách thu thuế như vậy sẽ không chính xác.

- Việc quản lí thu nhập của cá nhân hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế.Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện nay

74

nước ta chưa có hệ thống các quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập. Luật PCTN, Luật thuế TNCN đã tạo cơ sở pháp lí để một số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các văn bản này nhằm kiểm soát và ngăn chặn những thu nhập bất hợp pháp chứ không phải nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập rất hẹp, chỉ bao gồm những chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác thu thuế TNCN. Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)