7. Kết cấu luận văn
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kiểm soát thu
soát thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam
PCTN đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra không chỉ cho Việt Nam mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện toàn diện đất nước, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội…. Bên cạnh những thành tựu đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Về vấn đề này, Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng” [04]. Để bảo đảm công tác PCTN thực sự có hiệu quả thì ngoài quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo, các bộ, ngành, địa phương thì còn cần đến một khung khổ pháp luật hoàn thiện, minh bạch, người thi hành pháp luật liêm, chính, chí công vô tư.
Luật PCTN quy định nhiều biện pháp để phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng như công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách hành chính, đổi mới công
85
nghệ quản lý và đổi mới phương thức thanh toán; phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng…Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong số các biện pháp kể trên thì biện pháp kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý cơ bản để các cơ quan nhà nước theo dõi được biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó tác động mạnh đến nhận thức và hành vi của người có chức vụ, quyền hạn khi thực thi công vụ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, như đã trình bày trong các phần trên, pháp luật hiện hành của Việt Nam về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện còn tản mạn, được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, giao cho nhiều đầu mối cơ quan thực hiện. Ví dụ, việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện nay giao cho các cơ quan tổ chức, cán bộ của các cơ quan, đơn vị thực hiện; việc thanh toán không dùng tiền mặt được giao cho NHNN; việc thu hồi tài sản tham nhũng được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự hoặc người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử phạt hành chính, kỷ luật; thuế TNCN giao cho Bộ Tài chính…Bên cạnh đó, một số biện pháp góp phần kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng đã được đề cập trong một số công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong khi đó Việt Nam chưa cho phép viện dẫn các công ước quốc tế để áp dụng trực tiếp, dẫn đến khó khăn trong việc kết nối pháp luật cũng như việc thi hành pháp luật, ví dụ như các quy định về hỗ trợ thu hồi tài sản tham nhũng, dẫn độ, xử lý hành vi tham nhũng của công chức của các tổ chức quốc tế công, xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư, thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết án hình sự…Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT của Việt Nam còn yếu kém khiến cho việc chia sẻ thông tin của các cơ quan với nhau và các cơ quan có chức năng PCTN chưa đầy đủ. Hệ thống pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập
86
hiện hành vẫn còn có những quy định mang tính hình thức, khó thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả như việc trả lương qua tài khoản, kê khai tài sản, thu nhập. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã yêu cầu:“Nghiên cứu ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn” [06]. Do đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kiểm
soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là vấn đề có tính cấp thiết đặt ra trong tình hình hiện nay.