Tài sản tham nhũng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 89)

7. Kết cấu luận văn

2.5.1.1. Tài sản tham nhũng

Theo Luật PCTN thì “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành

vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”. Xung quanh

quy định này, hiện nay cũng có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau: Theo Khoản d Điều 2 UNCAC thì: “Tài sản do phạm tội mà có nghĩa là bất kỳ tài sản bắt nguồn hay có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thực hiện một tội phạm”. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển kinh tế (OECD) lại định nghĩa tài sản có được từ tham nhũng là: tiền bạc, của cải, hoặc các tài sản khác tích lũy được thông qua hành vi tham nhũng. Chúng bao gồm tham ô, biển thủ tài sản hoặc ngân quỹ, kinh doanh nhờ ảnh hưởng và lạm dụng chức năng trong khu vực công. Vì vậy, thu hồi tài sản là quá trình mà các thu nhập phạm pháp từ tham nhũng bị thu hồi và trả lại cho nước xuất xứ [83]. Một số quốc gia như Nam Phi đã mở rộng nội

75

hàm của tài sản tham nhũng và quy định tài sản tham nhũng bao gồm cả tài sản “có liên quan” đến hành vi phạm tội [10; 72, Điều 1] . Điều đó có nghĩa là chỉ cần một số khoản tiền nhỏ trong một tài khoản trà trộn cả tiền hợp pháp và tiền bất hợp pháp cũng có thể dẫn đến khả năng thu hồi toàn bộ số tiền trong tài khoản đó.

Có quan điểm cho rằng, tài sản có được từ hành vi tham nhũng là tài sản do tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt mà có. Tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng là tài sản không trực tiếp có được do hành vi tham nhũng, do lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác; do giả mạo công tác; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản nhà nước; do nhũng nhiễu, do không thực hiện nhiệm vụ, công vụ; do lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi trái pháp luật mà có...

Quan điểm khác cho rằng, tài sản tham nhũng gồm: tài sản có được từ hành vi tham nhũng như tài sản có được do tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng đến người khác... để trục lợi. Còn tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng nhưng đã được hợp pháp hóa, lợi nhuận có được từ tài sản tham nhũng...

Từ những vấn đề trên, tài sản tham nhũng cần phải được xác định là tài sản có nguồn gốc trực tiếp từ hành vi tham nhũng như tiền, tài sản do nhận hối lộ, do tham ô, do lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, do lạm quyền, do giả mạo trong công tác … mà có và tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng là tài sản phái sinh từ tài sản do tham nhũng mà có và đều phải được thu hồi, tịch thu cho nhà nước.

2.5.1.2. Thu hồi tài sản tham nhũng

- Thu hồi tài sản tham nhũng là hoạt động quan trọng và là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh PCTN. Vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng đã

76

được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 đã quy định: Tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng phải được thu hồi, tài sản do tham nhũng mà có phải bị tịch thu. Luật PCTN năm 2005 cũng khẳng định: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật” (Điều 4 khoản 3). Nghị quyết Trung ương 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng” [04]. Ngoài các quy định của pháp luật, Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 của Chính phủ cũng đã đề cập đến việc phong tỏa, tạm giữ và tịch thu tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng, theo đó, đưa ra giải pháp nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi pháp luật theo hướng tăng nặng hình thức phạt tiền; miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm hình phạt đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả; hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý tài sản tham nhũng; bổ sung các quy định về ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có … [17].

- Về hình thức thu hồi tài sản tham nhũng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật PCTN thì:“Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các

biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng” và Điều 71 Luật

PCTN quy định về thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài trên cơ sở hợp tác với Chính phủ nước ngoài căn cứ vào quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

- Về biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng, có thể khái quát trên hai phương diện pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia:

+ Nhìn từ phương diện pháp luật Việt Nam, các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ

77

luật tố tụng hình sự, BLHS, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật NHHN, Luật các tổ chức tín dụng; Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật phòng, chống rửa tiền...., trong đó quy định các biện pháp phổ biến là thu hồi tài sản chứng minh được nguồn gốc có được từ tham nhũng; thông qua bồi thường thiệt hại về tài sản, áp dụng các biện pháp tư pháp, tịch thu tài sản....

- Quy định của Luật PCTN (Điều 4) thì trong quá trình xử lý hành vi tham nhũng, nếu xác định được đó là tài sản tham nhũng thì các cơ quan chức năng phải tiến hành thu hồi, tịch thu tài sản đó về cho nhà nước; nếu xác định có thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường, bồi hoàn.

- Quy định của BLHS về vấn đề thu hồi tài sản bao gồm các biện pháp tịch thu tài sản, các biện pháp tư pháp đối với người có hành vi tham nhũng (Điều 40, 41 BLHS).

- Quy định của Bộ luật dân sự, mặc dù không có quy định trực tiếp về thu hồi tài sản tham nhũng, mà hầu hết được thể hiện gián tiếp thông qua các điều luật quy định về quyền của chủ sở hữu đối với tài sản như xác định quyền của chủ sở hữu trong việc đòi lại tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp; đòi bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm gây ra; nghĩa vụ trả lại tài sản do chiếm hữu, sử dụng...

- Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự mặc dù không có quy định riêng về việc thu hồi tài sản tham nhũng, mà nó được thực hiện như đối với các trường hợp thu hồi tài sản khác thông qua trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý tài sản trong các vụ án hình sự, dân sự; các biện pháp bảo đảm cho việc thu hồi tài sản, xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự; các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; nghĩa vụ chứng minh tài sản bất hợp pháp thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng (Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc thuộc về

78

người đương sự (Bộ luật tố tụng dân sự) đã giúp cho việc thu hồi tài sản tham nhũng thuận lợi hơn.

- Quy định của Luật thanh tra, Luật kiểm toán Nhà nước chủ yếu liên quan đến thực hiện yêu cầu tạm giữ tiền, đồ vật, phong tỏa tài sản để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm toán, đồng thời cũng quy định thẩm quyền ra quyết định thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi nếu xác định được tài sản đó do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc do thất thoát bởi hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện nay có quan điểm cho rằng, hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội tham nhũng cũng là một hình thức thu hồi tài sản tham nhũng và cho rằng, trong các vụ án tham nhũng, việc chứng minh đầy đủ được tài sản tham nhũng rất khó (nếu không muốn nói là không thể), hoặc trong các trường hợp trong vụ án đó có người phạm tội có hành vi tham nhũng nhưng vì nhiều lý do mà không kết tội được về tham nhũng. Việc phạt tiền trong những trường hợp này vừa mang tính chất trừng trị về kinh tế, vừa mang tính chất thu hồi tài sản từ việc thu lợi bất chính của họ (trên thế giới được nhiều quốc gia áp dụng) [10]. Quan điểm trên là không phù hợp ở Việt Nam, vì đối với các tội phạm về tham nhũng thì theo quy định của BLHS, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, việc phạt tiền nhằm mục đính trừng trị người phạm tội và giáo dục họ người có ích cho xã hội chứ không phải là một trong những biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng. Tài sản tham nhũng chỉ bị thu hồi khi cơ quan, người có thẩm quyền chứng minh được tài sản đó do tham nhũng mà có hoặc nếu tài sản tham nhũng mà có không còn thì nó được định giá và tính theo giá trị để bắt buộc người có hành vi tham nhũng bồi thường.

+ Về thu hồi tài sản tham nhũng trong pháp luật quốc tế: trước khi UNCAC ra đời, vấn đề thu hồi tài sản phạm tội đã bước đầu được đề cập trong các Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán trái phép chất ma túy và các chất hướng thần và Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC). Tuy nhiên, chỉ đến khi UNCAC được thông qua thì chế

79

định thu hồi tài sản tham nhũng mới được quy định tương đối đầy đủ và toàn diện như một chuẩn mực quốc tế tối thiểu cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng trên toàn cầu. UNCAC quy định: “Việc hoàn trả tài sản theo quy định của chương này là nguyên tắc căn bản của Công ước này, và các quốc gia

thành viên sẽ dành cho nhau sự hợp tác và trợ giúp tối đa trong vấn đề này”.

Trên tinh thần đó, các quốc gia thành viên của UNCAC có nghĩa vụ trả lại tài sản có nguồn gốc từ biển thủ công quỹ hoặc bất cứ tài sản nào do phạm các tội được quy định trong Công ước (Điều 57). UNCAC cũng quy định cụ thể về các biện pháp thu hồi trực tiếp tài sản tham nhũng và cơ chế thu hồi thông qua hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, UNCAC còn quy định về vấn đề thu hồi tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng không còn tồn tại hoặc không thể xác định được giá trị hoặc giá trị đã giảm đáng kể so với ban đầu, đồng thời khuyến nghị “…tịch thu phần giá trị được xác định là có từ tài sản do phạm tội mà có” (khoản 3 Điều 31).

Từ góc độ cách thức thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ở các quốc gia, có thể xác định rằng, ngoài việc căn cứ vào các yếu tố người phạm tội tham nhũng đã bị kết án thì còn có thể thu hồi thông qua các yếu tố người phạm tội chưa bị (hoặc không bị) kết án. Thông qua yếu tố đã bị kết án, tài sản và công cụ đi kèm với hoạt động phạm tội có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ (Việt Nam cũng đã tịch thu tài sản tham nhũng thông qua yếu tố này); hoặc thông qua việc tịch thu tài sản không căn cứ vào yếu tố đã bị kết án hình sự (thường được gọi là trường hợp tịch thu dân sự), được áp dụng dựa trên nguyên tắc cá nhân không thể hưởng lợi nhờ tài sản mà họ đã thủ đắc một cách bất hợp pháp, cho dù nếu cá nhân đó chưa bị kết án.Việc chứng minh tài sản tham nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thường rất khó khăn do người phạm tội tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn; tài sản mà họ tham nhũng được thường được tẩu tán bằng các hình thức như đứng tên người thân trong gia đình. Do đó, thông qua hình thức

80

này thì:“Tại tòa án dân sự, gánh nặng tìm bằng chứng không được đặt ra và trong một số trường hợp, việc khẳng định lời buộc tội còn có thể hiệu quả hơn

và do đó, tỏ ra công bằng hơn so với ở tòa hình sự” [35, tr.63]. Hiện nay, ở

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)