Quản lý việc tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 89)

học sinh bỏ hoc trong nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm giúp các nhà quản lý các trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang xây dựng nội dung, phương thức tổ chức và phát triển chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh

bỏ học. Nội dung chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu giáo dục và mục tiêu của từng hoạt động GD nhà trường. Nội dung, chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học không thể áp dụng chung cho các nhà trường mà có sự thay đổi và điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và bối cảnh của địa phương. Chỉ đạo việc xây dựng và phát triển nội dung chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học để thiết lập một chương trình có hệ thống, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp, tuân thủ quy định của cấp trên.

Nội dung, chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc THPT và từng khối, lớp; bảo đảm tính ổn định và thống nhất.

Các phương pháp và hình thức tổ chức cần đa dạng, phong phú, tạo sức hấp dẫn cho các loại hình hoạt động, phát huy tính tích cực của các đối tượng tham gia.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

BGH phải xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo cơ hội công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng giáo dục và mục tiêu của hoạt HĐGD nói riêng và phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương.

Căn cứ vào chương trình giáo dục chung của nhà trường, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của lớp mình theo từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Cần tạo cho giáo viên thói quen và khả năng xây dựng chương trình hoạt động GD một cách khoa học, thực chất có hiệu quả, không mang tính hình thức, đối phó.

Các tổ chức đoàn thể họp thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và trình kế hoạch hoàn thiện lên Ban

giám hiệu xét duyệt. Tổ chức lấy ý kiến thăm dò của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội về xây dựng và tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp đó, hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu phối hợp với đội ngũ GV hoàn thành việc xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Cần xây dựng một cách hệ thống các biện pháp để quản lý nội dung, hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học để tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó cần phải chú trọng phương pháp, đa dạng, phong phú các hình thức tổ chức, tạo sức hấp dẫn cho các loại hình hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia. Để lôi cuốn được học sinh cần đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động GD. Đa dạng các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh ỏ học là yếu tố quan trọng thu hút học sinh tích cực tham gia. Nếu các hoạt động được tổ chức lặp đi lặp lại, nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú thì học sinh thờ ơ, nhàm chán, thụ động khi tham gia vào các hoạt động.

Cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GDHS. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa sao cho phù hợp với thực tế cơ sở vật chất của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn cảnh gia đình của HS.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các sinh hoạt tập thể của nhà trường, sao cho học sinh có cơ hội giao lưu, hợp tác, thể hiện các suy nghĩ của mình như rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, có thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Đây là việc tổng hợp bắt đầu từ việc giáo dục cho thế hệ trẻ biết cách ứng xử văn hoá trong gia đình, biết phòng ngừa bạo lực, ngăn chặn các tệ nạn của đời sống đang xâm nhập vào gia đình và nhà trường. Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc đưa vào nội quy của nhà trường về

những hành vi mà giáo viên và học sinh không được làm. Xây dựng văn hoá học đường, giúp mọi người được sống, làm việc và học tập trong môi trường sư phạm tốt. Mọi thành viên trong nhà trường biết cách ứng xử văn hoá, biết cách sống đẹp, biết cách phòng ngừa tệ nạn xã hội. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể, ngoại khoá và hoạt động xã hội là những cơ hội rất tốt để thực hiện mục tiêu này.

- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác. Hiệu trưởng cần phối hợp với cơ quan bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cơ quan y tế ở địa phương thông qua giáo viên bộ môn và các buổi ngoại khoá. Giáo dục và cung cấp cho các em các kỹ năng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, về sức khoẻ thể chất, về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích về điện, đuối nước v.v…

- Khi học sinh biết cách sống thích hợp trong mọi hoàn cảnh, biết cách đứng vững trong mọi khó khăn, biết cách sống có trách nhiệm, có niềm tin và có lý tưởng thì sẽ không còn học sinh bỏ học vì sự tác động về các tệ nạn xã hội, vì sự bất hạnh trong gia đình, vì cô đơn bởi không người chia sẻ, vì những chuyển đổi của tâm sinh lý.

- Tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh, tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bất cứ các hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu, vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tuyệt đối không để giao lưu vui chơi với các yếu tố có có hại cho sự phát triển của học sinh, hoặc về sức khoẻ, hoặc về nhận thức, hoặc về tâm hồn và làm quá tải cho kế hoạch giáo dục chung. Tổ chức giới thiệu cho giáo viên, học sinh những làn điệu dân ca địa phương, những trò chơi dân gian. Tổ chức thực hiện trong nhà trường thông qua tổ chức Đoàn thanh niên.

- Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, truyền thông giới thiệu các công trình di tích của địa phương với bạn bè. Mỗi trường nên có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh. Phối hợp với chính quyền đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương.

Cụ thể: đăng ký để được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá cách mạng, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng. Có kế hoạch cụ thể cho học sinh chăm sóc các di tích được giao. Tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu các di tích, các làng nghề và có kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè về địa phương mình.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả thiết thực công tác giáo dục văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh, thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, những buổi nghe các vị khách mời nói chuyện về các chủ đề liên quan đến các chủ điểm trong kế hoạch năm học. Kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân ở địa phương duy trì và phát huy giá trị các di tích ở địa phương.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)