Trƣờng Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 28)

1.3.1.Mục tiêu của giáo dục THPT

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp học do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/3/2011 ghi rõ: Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường THPT được đặt dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT.

Mỗi trường THPT có Ban giám hiệu gồm một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng (1 hoặc 4 tùy qui mô, loại hình của trường).

Trường THPT có các tổ chức hoạt động không ngoài mục đích của công việc giáo dục. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Mục tiêu của chương trình cấp giáo dục THPT là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

Tại khoản 4, Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009-ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11) quy định “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Giáo dục phổ thông đặt nền móng cho phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước; để đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững, người lao động cần phải có những yêu cầu sau đây:

- Phải có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, tự nhiên, kiến thức lý thuyết và thực tế.

chung về văn hoá, xã hội, lịch sử, chính trị, nghệ thuật, thể dục thể thao… của nhân loại và trước hết của dân tộc. Những kiến thức về văn hoá, xã hội, chính trị, đạo đức là nền tảng của sự phát triển nhân cách, đặc biệt của sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan. Đồng thời những kiến thức đó là điều kiện cho mỗi người phát triển các năng lực khác, tạo ra động lực bên trong của hành động.

Khối kiến thức về khoa học tự nhiên và công nghệ: nội dung khối kiến thức này rất phong phú, trên các lĩnh vực khoa học như: Toán học, Hoá học, Vật lý, Sinh học và các môn công nghệ, hướng nghiệp…

Khối kiến thức thứ về tri thức công cụ: bao gồm ngoại ngữ và Tin học (ở một số nước xếp Toán học vào môn công cụ vì Toán phổ thông cơ bản được xem như tri thức ứng dụng vào các lĩnh vực của nghiên cứu khoa học và sản xuất, hoạt động thực tiễn).

Như vậy, muốn tồn tại và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế tri thức thì người lao động sẽ phải có trình độ học vấn tối thiểu là THPT vì đó là kiến thức nền tảng của một phương thức lao động kỹ thuật và phải có một trình độ ngoại ngữ, tin học và có năng lực lao động của một lĩnh vực ngành nghề cụ thể.

Từ những yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo dục những vấn đề đổi mới. Ngành giáo dục cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của tất cả các cấp học, ngành học. Đối với giáo dục phổ thông đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa đặc biệt là cấp THPT. Để thực hiện việc đổi mới có hiệu quả thì cần thực hiện đổi mới về tư duy quản lý và xây dựng lộ trình đổi mới phù hợp và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)