0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xác định thực trạng học sinh bỏ học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 29 -32 )

Thực trạng bỏ học của học sinh THPT hiện nay là một vấn đề cấp thiết và cần có sự quan tâm đối với toàn xã hội. Từ trước đến nay giáo dục được Đảng và Nhà nước ta đặt lên mục tiêu hàng đầu bởi vì một đất nước có trình độ dân trí cao thì nền kinh tế mới phát triển. Đối với đất nước ta hiện nay nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” nên nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Đó chính là mục tiêu của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới, nhưng nhìn lại thực tế tình trạng bỏ học của học sinh THPT đang còn nhiều và nó diễn ra trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Với số lượng học sinh bỏ học nhiều thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của ngành giáo dục đề ra đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay không? Hàng năm với hằng nghìn học sinh THPT bỏ học với nhiều nguyên nhân khác nhau buộc các cấp, các ngành có liên quan phải phân tích

những nguyên nhân cơ bản để có thể tìm ra biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng bỏ học của học sinh. Việc học sinh THPT bỏ học hàng loạt khiến cho các trường nơi các em theo học cũng hết sức hoang mang. Bên cạnh đó tình trạng học sinh bỏ học như hiện nay đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của từng địa phương nói riêng. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc về mặt nhân tố con người, khi con người không có điều kiện phát triển, không có kiến thức thì sẽ dẫn tới tình trạng chậm phát triển về mọi mặt của xã hội. Trước những hậu quả to lớn như vậy cả xã hội mong muốn tìm ra được những giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các nhà trường cần xác định rõ bốn chức năng quản lý cơ bản đó là: “Kế hoạch hóa - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra”. Liên kết chặt chẽ giữa bốn chức năng quản lý chính là sợi dây thông tin. Dựa vào thông tin mà bốn chức năng quản lý có sự gắn kết chặt chẽ, tạo nên hiệu quả, chất lượng của toàn bộ hoạt động quản lý. Bốn chức năng cơ bản của quản lý gắn kết với nhau, chi phối lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động quản lý. Để thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT, người cán bộ quản lý cần thực hiện vai trò quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý. Vì thế nội dung quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT cũng căn cứ vào các chức năng quản lý, bao gồm các nội dung cụ thể sau:

1.4.2.Xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người cán bộ quản lý nào cũng phải thực hiện. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT cũng bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, thì các trường THPT cần phải thành lập ra ban chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Trong đó, cán bộ quản lý nhà trường giữ vai

trò chủ chốt, gia đình và xã hội là thành viên của ban chỉ đạo sự phối hợp. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một quy chế phối hợp, trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo. Cần cụ thể hóa nội dung phối hợp, thời gian, hình thức phối hợp sao cho hiệu quả. Có thành lập được ban chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, mới được quản lý một cách thống nhất, thường xuyên và hiệu quả.

Ngay từ đầu năm học, cán bộ quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch của các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch hoạt động của đoàn thanh niên... Trong đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ, ban, đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Các kế hoạch này được tổ chức thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các thành viên và ban hành để thực hiện.

Yêu cầu của kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, bối cảnh địa phương, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp, đáp ứng với nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường . Trong xây dựng kế hoạch tránh tình trạng hình thức, máy móc, thiếu thực tiễn; không phù hợp với điều kiện của nhà trường và bối cảnh của địa phương. Kế hoạch phải được chi tiết, cụ thể cho hoạt động của toàn trường, từng khối lớp, từng thời kỳ, dần đi vào ổn định, nề nếp. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải được tổ chức thường xuyên, kiên trì. Do đó phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của năm học trong sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục và phải có thời gian cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cả năm học.

bỏ học là xây dựng trình tự các nội dung, lựa chọn các hình thức tổ chức được bố trí, sắp xếp theo thứ tự của năm học. Cần lựa chọn các hoạt động phù hợp gắn với các chủ đề, chủ điểm của nhà trường. Phải có kế hoạch hoạt động cho toàn trường, lịch hoạt động cho từng khối lớp, cho từng thời điểm để tiến tới sự ổn định thành nề nếp, thường xuyên và liên tục. Người cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch, xác định rõ các mục tiêu cần đạt, lựa chọn các nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho từng hoạt động, từng chủ đề, lập chương trình tổ chức các hoạt động.

Như vậy, nội dung lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT “không chỉ là căn cứ để triển khai các hoạt động mà nó còn có vai trò làm căn cứ kiểm tra, đánh giá thành tích của đơn vị hay cá nhân” bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .

- Phân công kế hoạch cụ thể cho các ban, tiểu ban phụ trách triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh, gia đình, xã hội nâng cao nhận thức về tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho tổ chức các hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .

- Kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm... Kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường như: gia đình, xã hội...

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 29 -32 )

×