tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
GĐ-XH CBQL+GV HS 0 60 50 40 30 20 10 0 14,5 4,1 29,8 28,1 9,1 21,3 22,3 30,9 34,4 45,5 60 Không ảnh hưởng Ít Bình thường Lớn
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL, GV, PHHS, HS, LLXH về tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra
Biểu đồ 2.1 đã cho thấy thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên, Gia đình, các LLXH và học sinh các trường THPT huyện Sơn Dương.
- Có 60% cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng học sinh bỏ học có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực và phát triển xã hội. Không có ý kiến nào cho rằng học sinh bỏ học không có ảnh hưởng gì. Từ kết quả trên, có thể khẳng định, đội ngũ CBQL và giáo viên cơ bản đã có sự nhận thức đúng về tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra
- Bên cạnh đó cũng có tới 30,9% cán bộ giáo viên cho rằng học sinh bỏ họcảnh hưởng bình thường; 9,1% ý kiến cho rằng học sinh bỏ học ít ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và phát triển xã hội.
Như vậy, còn một bộ phận CBQL và giáo viên chưa nhận thức đúng về tác hại của học sinh bỏ học gây ra đối với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển xã hội.
Thực trạng nhận thức của học sinh:
- Có 45,5% học sinh nhận thức được tác hại của việc bỏ học; 22,3% học sinh cho rằng bỏ học ít ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và phát triển xã hội; 28,1% số học sinh được hỏi không thấy rõ tác hại của việc bỏ học và 4,1% số học sinh cho rằng bỏ học không ảnh hưởng gì tới quá rèn luyện của bản thân.
Thực trạng nhận thức của gia đình và các lực lượng xã hội:
- Có 34,4% PHHS và các LLXH nhận thức được tác hại và mức độ ảnh hưởng lớn của việc học sinh bỏ học; 21,3% PHHS và các LLXH cho rằng học sinh bỏ học ảnh hưởng bình thường; 29,8% PHHS và các LLXH cho rằng học sinh bỏ học ít ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực và phát triển xã hội; còn 14,5% PHHS và các LLXH khẳng định học sinh bỏ học không ảnh hưởng tới quá trình rèn luyện của bản thân.
Từ những số liệu điều tra trên có thể khẳng định: Số PHHS và các LLXH chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc học sinh bỏ học (14,5%).
PHHS và các LLXH chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, còn có tư tưởng giao phó nhiệm vụ giáo dục học sinh khắc phục tình trạng bỏ học cho nhà trường.