Nguyên nhân bỏ học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 60)

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học đã được xác định. Đó là hoàn cảnh gia đình của các em kinh tế quá khó khăn, do học lực yếu kém không theo nổi chương trình, nhà trường chưa thực sự hấp dẫn đối với học sinh, trình độ dân trí ở một số vùng còn lạc hậu về nhận thức, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn…. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hóa của các nhà trường, do đó làm giảm niềm vui đến trường của học sinh. Một nguyên nhân khác là nhận thức của các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập.

Trong khi đó, dư luận rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán nản dẫn đến bỏ học là do chương trình phổ thông còn nhiều bất cập. Sách giáo khoa nặng nề, dàn trải, không phù hợp với những vùng miền khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển, phương pháp dạy học không phù hợp. Hệ thống giáo dục nặng khoa cử, nhiều lý thuyết, ít thực hành, nhẹ đời sống, nặng hàn lâm. Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế xã hội cũng tác động không nhỏ đến hiện tượng học sinh rời bỏ nhà trường. Trên thực tế nhiều học sinh không tiếp tục học vì không nhìn thấy con đường đi bằng con đường học vấn của mình.

Các nguyên nhân được liệt kê ở phần trên đều có lý. Nhưng đâu là nguyên nhân chính? Đối với mỗi trường, mỗi địa phương, mỗi vùng miền cụ thể, tỷ lệ bỏ học nhiều nhất vì nguyên nhân nào? Mỗi nguyên nhân làm cho bao nhiêu học sinh bỏ học? Một đề tài nghiên cứu về việc học sinh bỏ học trước hết phải trả lời chính xác câu hỏi “Vì sao em bỏ học” trước khi đưa ra

Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần thiết phải có một tầm nhìn dựa trên những căn cứ khoa học, để đề ra những giải pháp căn bản và lâu dài chứ không thể giải quyết bằng những phong trào vận động. Giáo dục là một quá trình, cần phải có thời gian và lộ trình, không thể nóng vội. Cho dù ngành giáo dục, mỗi nhà trường, mỗi nhà giáo đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Nhưng tình trạng học sinh bỏ học trong thời gian qua khiến chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Những năm gần đây ngành giáo dục Tuyên Quang đang đối mặt với một hiện tượng: Tình trạng học sinh bỏ học. Mặc dù ngành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng này, thế nhưng do địa phương còn nhiều khó khăn nên tình trạng bỏ học vẫn xảy ra có chiều hướng gia tăng và tập trung chủ yếu tại các huyện khó khăn, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tế trong 3 năm trở lại đây năm nào tình trạng học sinh bỏ học cũng ở con số hàng trăm em học sinh. Sơn Dương là một trong số những huyện có học sinh bỏ học khá cao.

Sở GD-ĐT Tuyên Quang nhận định: Tình trạng học sinh bỏ học ngày càng nhiều ở nơi này (Sơn Dương) đang là nỗi lo cho ngành giáo dục và các đơn vị trường học. Đa số học sinh bỏ học là người dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn và những em có học lực quá yếu (Kết luận hội nghị ngành GD Tuyên Quang).

Nguyên nhân mà các em bỏ học chủ yếu là do nhận thức của phụ huynh học sinh về việc học của con em chưa tốt, hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, vào các vụ mùa các em thường bỏ học để lao động phụ giúp gia đình, nghỉ học dài ngày dẫn đến bỏ học luôn, có trường hợp bỏ học do tảo hôn. Nội dung, chương trình sách giáo khoa mới quá nặng so với các em học sinh miền núi nhất là học sinh đồng bào dân tộc dẫn đến việc học sinh không hiểu bài, chán học rồi bỏ học. Ngoài ra cơ sở vật chất, trường lớp còn thiếu thốn, một bộ phận giáo viên truyền thụ kiến thức chưa tốt, năng lực cũng như nghiệp vụ còn hạn chế, chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém.

Theo số liệu thống kê học sinh bỏ học những năm gần đây của sở Giáo dục & Đào tạo Tuyên Quang cho thấy rằng Sơn Dương là huyện có tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm cao thứ 3 trong tỉnh, bình quân hàng năm có trên 250 học sinh THPT bỏ học. Nhìn vào hiện tượng học sinh bỏ học như trên thì đúng là không có gì đột biến vì nó tồn tại nhiều năm và năm nào cũng diễn ra. Nếu đặt những tỷ lệ, con số học sinh bỏ học trong bối cảnh chúng ta phát triển giáo dục bền vững thì việc để hàng trăm học sinh THPT bỏ học mỗi năm là điều cần phải suy nghĩ nghiêm túc để có giải pháp trước mắt và lâu dài, mang cơ hội trở lại nhà trường cho học sinh ở miền núi.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để khắc phục để khắc phục tình trạng này, trước mắt là giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém, hỗ trợ vật chất cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh những giải pháp từ phía Bộ Giáo dục & Đào tạo, chính quyền và Sở Giáo dục & Đào tạo Tuyên Quang các cơ sở giáo dục đã và đang phối hợp với các lực lượng xã hội tích cực tìm giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng bỏ học hàng loạt tại trên địa bàn huyện . Tuy vậy tình trạng bỏ học chưa có chiều hướng thuyên giảm. Thiết nghĩ cần có nghiên cứu cụ thể mới có thể đề ra những giải pháp linh hoạt phù hợp, trên cơ sở đó có những kiến nghị, đề xuất với các cấp các ngành có chương trình hỗ trợ thích hợp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học hàng loạt trên địa bàn.

Bảng 2.7. Thành phần, nghề nghiệp gia đình của học sinh bỏ học

STT Nghề nghiệp của gia đình Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Nông dân 177 70,0

2 Nghề tự do 29 11,5

3 Buôn bán 9 3,5

4 Thợ thủ công 29 11,5

5 Viên chức 9 3,5

Bảng 2.8. Hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh bỏ học

STT Hoàn cảnh kinh tế gia đình Số lƣợng %

1 Thu nhập thấp 162 64,0

Bảng 2.9. Xếp loại học lực của học sinh bỏ học

Năm học TS Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL %

2013-2014 253 0 0 0 0 14 5,5 239 94,5

2014-2015 267 0 0 0 0 17 6,4 250 93,6

2015-2016 273 0 0 0 0 19 7 254 93,0

(Nguồn: Thống kê chất lượng bỏ học của 6 trường thuộc đề tài khảo sát)

Bảng 2.10. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh bỏ học

Năm học TS Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

2013-2014 273 12 4,4 6 2,2 187 68,5 68 24,9

2014-2015 267 11 4,1 5 1,9 189 70,8 62 23,2

2015-2016 253 8 3,2 6 2,4 175 69,2 64 25,3

(Nguồn: Thống kê chất lượng bỏ học của 6 trường thuộc đề tài khảo sát)

Qua số liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số học sinh bỏ học của các trường huyện Sơn Dương phần đông là gia đình nông dân nghèo, đời sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn, 100% tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, học sinh bỏ học phải tham gia lao động phụ giúp gia đình, đa phần thiếu thốn điều kiện, phương tiện học tập, không được sự quan tâm chăm sóc học hành của cha mẹ và gia đình, nhiều gia đình học sinh cho rằng con cái họ học thêm nữa cũng chẳng để làm gì nên con cái muốn học thì học mà bỏ cũng chẳng sao, một số bậc phụ huynh do cuộc sống khó khăn, đã khuyên con bỏ học ở nhà lao động sản xuất giúp đỡ gia đình, nhiều em thấy ở nhà lại vui thích nên sẵn sang từ biệt mái trường mà không mảy may suy nghĩ về tương lai, thêm nữa là giá sách giáo khoa, giá học phí, các khoản tiền quỹ, tiền trang thiết bị học tập… ngày một tăng cao, người nông dân đa số thu nhập thấp và vất vả phải oằn mình vất vả để con cái được tới trường, không ít hộ do quá nghèo, quá túng nên con cái họ phải bỏ dở việc học hành. Qua khảo sát số liệu, cũng như kết quả nghiên cứu của bản thân chúng tôi thấy rằng hầu hết học sinh bỏ học thuộc diện yếu, kém về học lực không có khả năng tiếp thu chương trình học

đâm ra chán nản, xấu hổ với bạn bè dẫn đến bỏ học. Kế đến là do điều kiện kinh tế gia đình. Phần lớn học sinh bỏ học ở độ tuổi 15 đến 19 có học lực đạt ở mức dưới trung bình, nhiều học sinh đã ở lại lớp nhiều năm. Trong thời gian còn đi học các em đã có những biểu hiện thiếu tập trung và thường đến lớp muộn so với các bạn. Qua phỏng vấn các em đã bỏ học phần lớn các em trả lời “Không thể học nổi nữa, đến lớp cho vui chứ ngồi nghe giảng bài thì chẳng hiểu gì”. Như vậy có thể thấy các em đã mất căn bản, điều này làm cho các em chán nản, buông xuôi và không thể tiếp nhận kiến thức mà giáo viên truyền thụ. Điều gì đã làm cho một bộ phận học sinh không nhỏ thua bạn, kém bè và dẫn đến kết quả không mong đợi đó? Tìm hiểu thêm về gia đình học sinh bỏ học có thể nhận định mấy điểm sau: kinh tế gia đình thì rất khó khăn, mặc dù đang tuổi ăn học nhưng các em phải làm mọi việc trong nhà như: cơm nước, chăm sóc em, tham gia việc đồng áng, nương rẫy như một lao động chính trong gia đình… Như vậy, ngoài buổi đến trường, hầu như các em không có đủ thời gian dành cho việc học. Nhiều gia đình có ý thức việc cho con đến trường là tạo dựng tương lai cho con cái, song lực bất tòng tâm.

Qua khảo sát điều tra chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh bỏ học ở học sinh khối lớp 10 tăng đột biến so với các khối khác và thường bỏ học sau khi có kết quả học kì I.

Bảng 2.11. Thống kê số học sinh bỏ học năm học 2015-2016 theo các nhóm nguyên nhân

STT Các nguyên nhân bỏ học Số lƣợng Tỉ lệ % Thứ bậc

1 Do học lực quá yếu không có khả năng lên lớp

hoặc tốt nghiệp các cấp học. 177 70,0 1

2 Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 31 12,3 2

3 Do thiên tai, dịch bệnh gây ra 13 5,1 5

4 Xa trường, đi lại khó khăn 21 8,3 3

5 Nguyên nhân khác 11 4,3 4

(Tổng hợp báo cáo thống kê học sinh THPT bỏ học năm học 2015-2016 của 6 trường THPT thuộc nghiên cứu của đề tài)

quan dẫn đến việc học sinh THPT bỏ học với tỷ lệ rất cao trên địa bàn huyện Sơn Dương thường tập trung vào các nguyên nhân sau đây:

 Do học lực yếu kém chiếm tỷ lệ 70 %

 Do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn chiếm tỷ lệ 12,3%  Do điều kiện địa lý không thuận lợi chiếm tỷ lệ 8,3 %

 Do thiên tai và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 9,4 %

Chương trình sách giáo khoa hiện nay qua khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý trên các trường THPT huyện Sơn Dương có tới gần 80% cho rằng chương trình sách giáo khoa hiện nay không phù hợp, quá nặng ở những vùng miền núi khó khăn khi trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn quá lớn giữa kiến thức hiện có của học sinh và yêu cầu của chương trình, cơ sở vật chất cũng như các phương tiện dạy học chưa đáp ứng mức tối thiểu để đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình mới. Chương trình quá tải, sách giáo khoa còn có một số bài dài và khó, chưa phù hợp với học sinh ở các vùng miền khác nhau, nhất là với học sinh ở miền núi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trò hổng kiến thức, thầy không đủ thời gian giảng dạy chu đáo, không có thì giờ tìm hiểu chăm sóc từng học sinh, dẫn đến hậu quả học sinh đã kém đành phải chịu kém mãi, từ đó nảy sinh nhu cầu học thêm, học kèm, gây tốn kém cho phụ huynh vốn đã quá nghèo so với mặt bằng chung, kéo theo bao nhiêu hệ lụy trong đó có tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt. Qua khảo sát độ phù hợp của chương trình, sách giáo khoa với yếu tố vùng miền chúng tôi nhận thấy đại đa số giáo viên ở đây cho rằng yêu cầu của chương trình là quá cao đối với bộ phận học sinh có học lực yếu kém, học sinh thiểu số và học sinh sinh sống ở địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn. Nội dung sách giáo khoa chưa tính đến điều kiện vùng miền, do đó chưa phù hợp với học sinh ở miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có sự chênh lệch khá xa về sự đầu tư cho giáo dục cũng như chất lượng giáo dục giữa miền núi, vùng dân tộc và các vùng phát triển. Tức là giáo dục chưa có sự bình đẳng thực sự. Giáo dục vùng dân tộc, miền núi xuất phát điểm thấp và còn chịu nhiều thiệt thòi.

Trong các nguyên nhân tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh các có yếu tố thiếu quan tâm đúng mức, các biện pháp quản lý để khắc phục tình trạng này chưa hiệu quả từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Tóm lại: trong tổ chức quản lý hoạt động giáo dục học sinh khắc phục tình trạng bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương còn bộc lộ những bất cập là những nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học như: Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về những tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra còn hạn chế; Vai trò của GV, đặc biệt là GVCN và các đoàn thể trong nhà trường đối với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học chưa cao; Nhà trường chưa tạo được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được quan tâm đúng mức; Quản lý của hiệu trưởng về việc phụ đạo, bám sát từng đối tượng học sinh yếu, kém còn yếu; Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường còn bộc lộ bất cập.

Để góp phần nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, ngoài các biện pháp tích cực chủ động của nhà trường và xã hội thì gia đình cần có những việc làm cấp thiết như gia đình cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái, đối với con em còn đang đi học không nên phó mặc cho nhà trường, xã hội mà cần chủ động phối hợp với nhà trường, các cơ quan liên quan để giáo dục con em, gia đình phải thường xuyên chăm lo, quan tâm đến việc học tập, định hướng cho con em có nhận thức đúng đắn về học tập, ý nghĩa của việc học tập mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng từ đó hình thành trong các em ý thức vượt khó vươn lên trong học tập, có biện pháp giúp đỡ kịp thời để giải quyết những khó khăn trong học tập bằng cả tinh thần lẫn vật chất, thường xuyên gần gũi nắm bắt được những tâm tư tình cảm, nguyện vọng nhằm tạo điều kiện giúp đỡ, đồng thời định hướng cho các em có nhận thức và hành động đúng không để con em vì gặp phải khó khăn trở ngại trong cuộc sống, học tập mà chán học dẫn đến bỏ học, gia đình chưa thường xuyên liên hệ với bạn bè, nhà trường để biết kết quả học tập và rèn luyện của con em (nhất là trường hợp có nguy cơ bỏ học) để động viên

nhắc nhở kịp thời, không để con em bị sa sút về học lực và rèn luyện hạnh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)