Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 69)

được thực hiện. Điều đó là do hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học trong nhà trường còn thấp, sau mỗi tuần, tháng, quý các nhà trường không tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

2.5.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng HS bỏ học HS bỏ học

Việc chỉ đạo thực hiện, tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương đã được các nhà trường chú trọng, song mức độ thực hiện chưa cao. Để tìm hiểu thực trạng việc chỉ đạo thực hiện tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học trong các trường THPT huyện Sơn Dương, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Với các mức độ: Tốt - tương ứng 4 điểm, Khá - tương ứng 3 điểm, Trung bình - tương ứng 2 điểm, Yếu - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện HĐGD khắc phục

tình trạng HS bỏ học ở trường THPT hiện nay

STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng đầy đủ kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.

0 0 0 0 22 40 33 60 1,4

2

Triển khai kế hoạch hoạt động cho giáo viên và học sinh toàn trường.

3

Gắn các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học với hoạt động của đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm. 0 0 44 80 9 16,4 2 3,6 2,76 4 Chỉ đạo việc tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học với các hình thức vui chơi, giải trí, phù hợp với bối cảnh địa phương.

0 0 22 40 33 60 0 0 2,4

5

Chỉ đạo việc tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, giữa kỳ, cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống nhất các hình thức tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.

0 0 3 5,5 20 36,4 58,2 1,83

6

Chỉ đạo giáo viên thông báo tình hình, kết quả học tập của học sinh.

0 0 0 0 17 30,9 38 69,1 1,3

Điểm TB chung 1,93

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng thực trạng chỉ đạo tổ HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương có chất lượng và hiệu quả chưa cao, điểm trung bình chung là 1,93. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các tiêu chí của nội dung chỉ đạo thực hiện tổ chức

HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở các trường. Cụ thể:

Tiêu chí “Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng đầy đủ kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học” đạt giá trị trung bình rất thấp bằng 1,4; điều này chứng tỏ nhà trường sao nhãng trong việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đa số các giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học dựa trên kinh nghiệm của bản thân mà ít được tập huấn kỹ thuật xây dựng kế hoạch và sự hướng dẫn từ phía nhà trường. Vì vậy kế hoạch giáo dục của giáo viên thường đơn giản, làm qua loa, chưa có sự đầu tư nghiêm túc.

Chính vì chưa hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học mà việc triển khai kế hoạch của nhà trường đến giáo viên và học sinh thường không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy tiêu chí “Triển khai kế hoạch hoạt động cho giáo viên và học sinh toàn trường” có giá trị trung bình thấp bằng 1,89.

Các tiêu chí “Liên kết các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học với hoạt động của đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm”; Chỉ đạo việc tổ chức các

HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học với các hình thức vui chơi, giải trí, phù hợp với bối cảnh địa phương” có giá trị trung bình lần lượt là 2,76 và 2,4. Điều này cho thấy nhà trường đã triển khai các hoạt động liên kết, lồng ghép nội dung tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học vào các tiết học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Các tiêu chí “Chỉ đạo việc tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, giữa kỳ, cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống nhất các hình thức tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học”; Chỉ đạo giáo viên thông báo tình hình, kết quả học tập của học sinh” được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp, có giá trị trung bình lần lượt là 1,83 và 1,3. Điều đó chứng tỏ nhà trường chưa chú ý tới công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và việc tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học nói riêng. Nguyên nhân là do nhà trường chưa quan tâm, chưa kiểm tra một cách thường xuyên, chưa đánh giá được hiệu quả của sự phối hợp để rút kinh nghiệm kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)