Việc kiểm tra đánh giá việc tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học được tiến hành từ trên xuống của Ban chỉ đạo tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học và kết hợp với việc tự kiểm tra, đánh giá của các lớp học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá đã được CBQL chỉ đạo dựa trên chương trình, kế hoạch đã được quy định và đã có xây dựng tiêu chí cho từng hoạt động sao cho phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng
- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Với các mức độ: Tốt - tương ứng 4 điểm, Khá - tương ứng 3 điểm, Trung bình - tương ứng 2 điểm, Yếu - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá các HĐGD khắc
phục tình trạng HS bỏ học ở trường THPT hiện nay
STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học
0 0 16 29,1 33 60 6 10,9 2,18
2
Xây dựng tiêu chí đánh giá HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.
0 0 0 0 6 10,9 49 89,1 1,1
3 Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo
viên, học sinh. 0 0 0 0 39 70,9 16 29,1 1,7
4
Kế hoạch kiểm tra tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học thông qua dự giờ sinh hoạt, họp phụ huynh
0 0 0 0 28 50,9 27 49,1 1,5
5
Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.
0 0 0 0 6 10,9 49 89,1 1,1
6
Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, kinh phí phục vụ tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.
0 0 0 0 44 80 11 20 1,8
7 Kiểm tra việc đánh giá xếp loại
hai mặt giáo dục của học sinh. 0 0 5 9,1 11 20 39 70,9 1,38 8 Kiểm tra tổ chức dạy phụ đạo
cho học sinh yếu kém. 0 0 6 10,9 17 30,9 58,2 1,56
Qua bảng số liệu, chúng ta nhận thấy thực trạng việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ họcở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chưa thường xuyên, chưa sâu sát, chưa đa dạng các hình thức kiểm tra. Đa số các trường chỉ chú trọng kiểm tra về mặt hành chính như: sổ kế hoạch, nghe báo cáo của Đoàn thanh niên, báo cáo của giáo viên chủ nhiệm về việc thực hiện tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học.
Có đến 89,1% giáo viên được thăm dò cho rằng các trường chưa xây dựng tiêu chí đánh giá việc tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học, điểm trung bình thấp 1,1. Do HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học đa dạng về nội dung, hình thức tổ chức phong phú, không có chuẩn chung cho mỗi hoạt động. Bởi vậy, để đánh giá được kết quả giáo dục của mỗi hoạt động nhà trường trước hết là ban chỉ đạo của mỗi trường cùng các tiểu ban phải xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động. Việc đánh giá phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn hoạt động, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án việc tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học của CBQL chưa hiệu quả, còn phiến diện qua loa dẫn đến chất lượng của việc xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học của giáo viên còn chung chung, mang tính hình thức; chưa cụ thể, hình thức tổ chức chưa phù hợp với đối tượng học sinh.
Có trên 70% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại tổ chức HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở mức chưa hiệu quả. Điều này phản ánh một thực tế tại sao các nhà trường kiểm tra, đánh giá chỉ căn cứ vào số lượng học sinh bỏ học mà ít kiểm tra xem kết quả đánh giá đó có chính xác không, có công bằng không, việc đánh giá đó có giúp đỡ, khích lệ các em trở lại lớp không. Do nhà trường chưa làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá nên phần lớn giáo viên ít chú ý tới công tác đánh giá học sinh sau mỗi hoạt động.
CBQL cũng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, điểm trung bình thấp 1,1. Việc duy trì kiểm tra sử dụng kinh phí, thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học được giáo viên đánh giá tốt, có trên 80% ý kiến cho rằng người CBQL đã thực hiện thường xuyên công tác này.
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục học sinh khắc phục tình trạng bỏ học tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng
Từ kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh các trường THPT huyện Sơn Dương ở phần trên, có thể nhận thấy việc thực hiện các biện pháp quản lý tại các trường là chưa hiệu quả. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học tại các trường THPT. Để thấy được các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 160 CBQL, GV đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn huyện và thu được kết quả qua bảng sau:
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THPT trên địa
bàn huyện Sơn Dương
TT Các yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng X Thứ bậc Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng
1 Ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của CBQL và GV 126 33 1 160 2.78 1 2 Môi trường giáo dục của các trường THPT 96 34 30 160 2.41 4 3 Văn bản pháp quy, các văn bản chỉ đạo của các trường THPT 36 43 81 160 1.72 6 4 Ý thức của học sinh về vấn đề học tập 123 31 6 160 2.73 3 5 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 42 51 67 160 1.84 5 6 Tâm lý tập quán thói quen của dân cư 32 41 87 160 1.66 7 7 Trình độ học vấn, phương pháp giáo dục của cha mẹ học sinh 122 35 3 160 2.74 2
Trong các yếu tố trên thì yếu tố Ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của CBQL và GV được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học (X =2.78) xếp thứ bậc 1. Thực tế cho thấy các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp các lực lượng giáo dục, chưa chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực GVCN; đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về năng lực, trình độ; một số GV chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình; GVCN chưa thật sự quan tâm đến năng lực, hoàn cảnh HS . Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là yếu tố Tâm lý tập quán thói quen của dân cư được đánh giá đứng thứ 7 về mức độ ảnh hưởng (X = 1.66), là vấn đề ảnh hưởng ít đến việc quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học; Còn các yếu Trình độ học vấn, phương pháp giáo dục của cha mẹ học sinh; đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng (X = 2.74), Ý thức của học sinh về vấn đề học tập đứng thứ 3 về mức độ ảnh hưởng (X = 1.73), Môi trường giáo dục của các trường THPT; đứng thứ 4 về mức độ ảnh hưởng (X = 2.41), các yếu tố này được đánh giá là ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động giáo dục khắc phục tình trạng HS bỏ học. Có thể nhận thấy, HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện phần lớn là con em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, trình độ học vấn của phụ huynh thấp nên sự nhận thức và quan tâm của phụ huynh HS về mục đích học tập rất hạn chế. Họ quan niệm học chỉ cần biết đọc, biết viết, bên cạnh đó một thói quen của dân cư cũng ảnh hưởng phần nào đến việc duy trì sĩ số HS của nhà trường là nạn tảo hôn ăn sâu vào nếp sống của người dân địa phương nên việc HS bỏ học lấy vợ lấy chồng từ rất sớm cũng không tránh khỏi dẫn đến tình trạng HS bỏ học.