Mặc dù đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học song còn có những hạn chế sau:
- Một số CBQL, GV, HS, gia đình và các lực lượng xã hội chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đối với chất lượng lao động và sự phát triển xã hội nói chung.
hợp; hoạt động của ban chỉ đạo sự phối hợp chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức. Nguyên nhân là do chưa có quy chế quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên trong ban chỉ đạo và kế hoạch cũng như biện pháp phối hợp để tổ chức hiệu quả khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường.
- Nhà trường giữ vai trò giáo dục trung tâm, then chốt trong phối hợp ba môi trường giáo dục nhưng lại chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; chưa chú trọng việc đổi mới xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức các hoạt động khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của nhà trường và gia đình còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.
- Nhà trường chưa quản lý tốt việc xây dựng nội dung, chương trình hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Việc buông lỏng quản lý xây dựng nội dung, chương trình và hình thức tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đã tạo cơ hội cho giáo viên thực hiện nội dung tổ chức hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học một cách máy móc và hình thức, không hiệu quả.
- Việc tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng, kỹ thuật tổ chức các HĐGD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cho giáo viên ở các nhà trường còn hạn chế, thiếu chủ động. Chính vì thế trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên còn lúng túng và bị động. Một số GV chưa đầu tư nghiên cứu để lựa chọn nội dung và hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học theo kế hoạch đã xây dựng mà chỉ thực hiện đối phó khi BGH kiểm tra.
- Điều kiện khó khăn về phòng học, CSVC và điều kiện về tài chính của nhà trường cũng là nguyên nhân tạo nên những hạn chế về chất lượng tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Việc đầu tư, sử dụng kinh phí, CSVC còn hạn chế và phương tiện giảng dạy còn nhiều thiếu thốn.
- Tiêu chí kiểm tra, đánh giá cho hoạt động này chưa rõ ràng. Công tác thi đua khen thưởng chưa được chú trọng nên chưa thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu, chưa kịp thời khích lệ các trường có phong trào hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tốt và phê bình các trường thực hiện chưa tốt.
Tiểu kết chƣơng 2
Hoạt động quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần duy trì tỉ lệ học sinh đi học, đưa hoạt động GD của các nhà trường đi vào nề nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên việc quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT còn bộc lộ những bất cập:
- Nhận thức của CBQL, GV, HS, gia đình và các LLXH chưa đầy đủ về tác hại và những hệ lụy do hoc sinh bỏ học gây ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.
- Bộ máy tổ chức quản lí sự phối hợp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học chưa đồng bộ, sự phối hợp chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.
- Năng lực của nhiều giáo viên còn hạn chế. Việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐGD chưa phù hợp, việc tổ chức các hoạt động còn mang nặng tính hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Việc xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa thật tốt. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đã được các trường thực hiện, tuy nhiên chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, các biện pháp chưa đồng bộ, việc kiểm tra chưa thường xuyên nên chưa mang lại kết quả nhất định.
- Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được chú trọng nên chưa phát huy được sức mạnh của lực lượng này. Để huy động được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong phối hợp tổ chức các hoạt động khắc phục HS bỏ học ở các trường là một việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy cần khắc phục những hạn chế nêu trên, đặc biệt quản lý tốt việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và có những biện pháp quản lý GD học sinh một cách hợp lý, hiệu quả.
trạng HS bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ở chương 2 là cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học để chúng tôi đưa ra các biện pháp quản lý HĐGD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đồng thời khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi hiệu quả của các biện pháp đó.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG