Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 65 - 67)

sinh bỏ học

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Với các mức độ: Tốt - tương ứng 4 điểm, Khá - tương ứng 3 điểm, Trung bình - tương ứng 2 điểm, Yếu - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở trường THPT hiện nay

STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, các đơn vị trong tổ chức các HĐGD khắc phục HS bỏ học.

0 0 6 10,9 28 50,9 21 38,2 1,72

2

Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong tổ chức HĐGD khắc phục HS bỏ học .

0 0 11 20 30 54,5 14 25,5 1,94

3

Phối hợp với đoàn thanh niên nhà trường trong tổ chức các HĐGD khắc phục HS bỏ học.

0 0 0 0 22 40 33 60 1,4

4

Phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trong tổ chức các HĐGD khắc phục HS bỏ học. 0 0 0 0 15 27,3 40 72,7 1,27 5 Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từng hoạt động HĐGD khắc phục HS bỏ học 0 0 0 0 12 21,8 43 78,2 1,21 Điểm TB chung 1,51

Qua kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.13, chúng tôi nhận thấy rằng, thực trạng tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học ở các trường THPT huyện sơn Dương có mức độ thực hiện còn thấp, giá trị

Tiêu chí “Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV các đơn vị trong tổ chức các hoạt động GD khắc phục tình trạng học sinh bỏ học” được đánh giá cao hơn so với giá trị trung bình là 1,72. Tuy chưa phải là giá trị cao nhất, nhưng việc thực hiện phân công nhiệm vụ của nhà trường được thực hiện tốt. Điều này chứng tỏ, CBQL các nhà trường đã thực hiện khá tốt sự phân công dựa trên các văn bản quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học như: Chỉ thị năm học, hướng dẫn năm học... Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm đó còn chưa khoa học, chưa rõ ràng nên dẫn đến những hiểu sai về trách nhiệm, vai trò của các lực lượng tham gia, còn có sự chống chéo trong chỉ đạo, tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia chưa thật sự cao.

Các tiêu chí “Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong tổ chức các hoạt động hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học”;

Phối hợp với đoàn thanh niên nhà trường trong tổ chức các hoạt động hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học”; Phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trong tổ chức các hoạt động hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học” có sự khác nhau rõ nét với giá trị trung bình lần lượt là 1,94; 1,4 và 1,27. Có thể nhận thấy việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong tổ chức các hoạt động hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học được thực hiện thường xuyên hơn cả. Các hoạt động phối hợp với đoàn thanh niên nhà trường có kết quả tốt, tuy nhiên mức độ còn chưa thường xuyên. Việc phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội còn hạn chế. Nguyên nhân, do nhận thức chưa đầy đủ, hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh chủ yếu làm nông nghiệp nên việc phối hợp trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Tiêu chí “Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động GD khắc phục tình trạng HS bỏ học được thực hiện cũng chưa tốt ở mức rất thấp, điểm trung bình là 1,21. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các nhà trường tổ

chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từng hoạt động GD khắc phục tình

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)