- BLTTDS BLDS
5. THỦ TỤC PHÚC THẨM
5.1. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm VBQPPL: VBQPPL:
- 150 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Khoản 2 Điều 60 Pháp lệnh TTGQCVAHC).
• Kiểm tra việc kháng cáo, kháng nghị có đúng quy định của pháp luật về thời hạn, thẩm quyền, thủ tục hay không. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn thì phải kiểm tra xem đã có xác minh của Toà án cấp sơ thẩm về lý do kháng cáo, kháng nghị quá hạn chưa (Điều 56 Pháp lệnh TTGQCVAHC).
• Xem xét nội dung của kháng cáo, kháng nghị đề cập đến vấn đề nào của bản án, quyết định sơ thẩm, từ đó xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
• Kiểm tra việc xác định tư cách những người tham gia tố tụng của Toà án cấp sơ thẩm có đúng không, có bỏ sót người tham gia tố tụng không.
• Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án. Khi có những chứng cứ cần thiết được bổ sung thì có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung.
• Xem xét có hay không trường hợp phải ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án.
• Xác định những người cần phải triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm.
• Xem xét trong trường hợp cụ thể này phải mở phiên tòa, có phải triệu tập đương sự không (Điều 61 Pháp lệnh TTGQCVAHC).
• Tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc mở phiên tòa.
5.2. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên tòa sơ thẩm; do đó, trong trường hợp Pháp lệnh không có quy định khác, thì khi tiến hành phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải thực hiện đúng các quy định tương ứng về phiên tòa sơ thẩm như hướng dẫn ở trên. Trình tự phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo các bước sau đây:
5.2.1. Khai mạc phiên tòa phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Khi bắt đầu phiên tòa, thay cho việc đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ toạ phiên tòa khai mạc phiên tòa. Lời khai mạc của chủ toạ phiên tòa phải có nội dung như sau: “Hôm nay, ngày… tháng… năm…, Tòa… (tên Tòa án cấp phúc thẩm) mở phiên tòa phúc thẩm để xét xử vụ án hành chính do Tòa án nhân dân… (tên Tòa án cấp sơ thẩm) xét xử sơ thẩm tại bản án số… , ngày…, tháng…, năm… do có kháng cáo, kháng nghị của… (chỉ cần nói theo địa vị tố tụng của người tham gia tố tụng, như “Người khởi kiện”, “Người bị kiện”…; tên của Viện Kiểm sát kháng nghị). Thay mặt Hội đồng xét xử phúc thẩm tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa”.
5.2.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa có nhiệm vụ:
• Kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự và những người tham gia tố tụng khác.
• Phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác. • Giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
(nếu có); Hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám sát, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không. Nếu có yêu cầu
- 151 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
thì cùng các thành viên khác của Hội đồng xét xử xem xét và quyết định theo quy định của pháp luật.
• Cùng các thành viên khác của Hội đồng xét xử xem xét, quyết định việc hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt theo quy định của pháp luật.
• Hỏi và cùng các thành viên khác của Hội đồng xét xử xem xét việc xin thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
• Hỏi và cùng các thành viên khác của Hội đồng xét xử xem xét và quyết định về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng của đương sự hoặc người đại diện của đương sự, Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
5.2.3. Xét hỏi tại phiên tòa
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên tòa sơ thẩm. Trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bầy tóm tắt nội dung vụ án hành chính, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
• Khi hỏi, Hội đồng xét xử hỏi những người đã kháng cáo trước, rồi mới hỏi những người khác. Nếu cả người khởi kiện và người bị kiện đều kháng cáo thì Hội đồng xét xử hỏi người khởi kiện trước, người bị kiện hỏi sau.
• Trình tự xét hỏi cũng được tiến hành như trong phiên tòa sơ thẩm.
5.2.4. Tranh luận
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Sau khi kết thúc xét hỏi các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tranh luận. Họ được quyền phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án, được trình bày quan điểm của mình đối với việc giải quyết vụ án và dựa vào pháp luật để bảo vệ cho những yêu cầu của mình. Kiểm sát viên tham gia phiên toà trình bầy ý kiến về việc giải quyết vụ án.
5.2.5. Nghị án và tuyên án
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Nghị án và tuyên án tại phiên toà phúc thẩm cũng tương tự như trong phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính. Hội đồng xét xử làm việc trong phòng nghị án giải quyết vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán Chủ toạ phiên toà phải lập biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.
5.2.6. Bản án phúc thẩm
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Bản án phúc thẩm gồm có Phần mở đầu; Phần nội dung bao gồm tóm tắt nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định; Phần quyết định.
• Trong phần mở đầu của bản án phúc thẩm phải ghi rõ tên của Toà án xét xử phúc thẩm, số và ngày thụ lý vụ án, số bản án và ngày tuyên án, họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch (nếu có); tên, địa chỉ của người khởi kiện, người đi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ (nếu có); người kháng cáo, Viện Kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
- 152 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
• Trong phần nội dung phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung đơn kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án. Trong nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.
• Trong phần quyết định của bản án phúc thẩm phải ghi rõ các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về việc phải chịu án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
5.2.7. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Hội đồng xét xử phúc thẩm có một trong các quyết định quy định tại Khoản 2 Điều 64 Pháp lệnh TTGQCVAHC.
5.2.8. Những công việc cần làm sau khi tổ chức phiên tòa phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Kiểm tra biên bản phiên tòa và cùng Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa ký vào biên bản phiên tòa; Cùng Thư ký phiên tòa và người có yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên tòa ký tên xác nhận những người sửa chữa, bổ sung (nếu có).
• Cấp trích lục bản án hoặc quyết định về vụ án cho các đương sự; giao hoặc gửi bản án, quyết định cho các đương sự và Viện Kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật.
- 153 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
PHẦN THỨ NĂM THỦ TỤC PHÁ SẢN THỦ TỤC PHÁ SẢN