- BLTTDS Bộ luật hàng hả
8. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
8.1. Tranh chấp lao động cá nhân 8.1.1. Thụ lý vụ án 8.1.1. Thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện Thẩm phán cần phải tiến hành những công việc sau đây • Kiểm tra quyền khởi kiện
• Xem xét về thời hiệu • Xem xét về thẩm quyền
• Xem xét vụ tranh chấp có thuộc trường hợp phải trả lại đơn kiện hay không • Xem xét về án phí
8.1.1.1. Kiểm tra quyền khởi kiện
VBQPPL:
- Bộ luật lao động (Điều 6) - BLTTDS (Điều 56, 57, 73, 74 )
- Bộ luật dân sự 2005 (từ Điều 148 đến Điều 153)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Nguyên đơn phải là người lao động đã đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (không bị hạn chế về năng lực hành vi), nếu không phải có đại diện hoặc giám hộ đại diện.
8.1.1.2. Xác định thời hiệu
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Chú ý xác định thời điểm xẩy ra tranh chấp (kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm).
• Thời hiệu là một năm đối với các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động và tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 BLLĐ;
• Thời hiệu là 3 năm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động;
Chú ý các tranh chấp trên không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở.
• Thời hiệu là 06 tháng đối với các tranh chấp còn lại và những tranh chấp này bắt buộc phải qua hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn theo quy định tại Điều 164 và Điều 165 BLLĐ.
8.1.1.3. Xác định về thẩm quyền
VBQPPL: