Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện của họ “phải tham gia phiên họp”. Hậu quả sự vắng mặt của họ được quy định giống như sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa (khoản 3 Điều 313 BLTTDS).
• Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ “được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp”. Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo quy định tại khoản 4 thì việc hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp khi có người vắng mặt do Tòa án quyết định. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 thì phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ và không phải là tiếng Việt.
2.5.Thủ tục tiến hành phiên họp VBQPPL:
- BLTTDS (Điều 314)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Tại phiên họp phải có Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
• “Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự” đã được quy định là một phần của phiên họp (điểm h, khoản 1, Điều 314). Do vậy, nói chung là quyết định giải quyết việc dân sự phải được ra ngay tại phiên họp.
- 93 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
• Tòa án cũng có quyền áp dụng những quy định cụ thể về phiên tòa khi tiến hành phiên họp theo tinh thần quy định tại Điều 311 và cũng chỉ được thực hiện trong giới hạn những quy định của BLTTDS. Ví dụ: Việc kéo dài thời gian ra quyết định không dài hơn thời gian nghị án quy định ở khoản 5 Điều 236 (5 ngày làm việc); việc sửa chữa, bổ sung quyết định không được vượt quá quy định tại Điều 240 BLTTDS về sửa chữa, bổ sung bản án.
• Quyết định giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 315 BLTTDS.
2.6. Kháng cáo, kháng nghị, thủ tục phúc thẩm việc dân sự VBQPPL: VBQPPL:
- BLTTDS (các điều 280, 318)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Người yêu cầu và người có liên quan đều được kháng cáo và thời hạn kháng cáo là 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp họ không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được quyết định hoặc quyết định đã được niêm yết, thông báo.
• Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 7 ngày, của VKS cấp trên là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
• Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 318 dẫn chiếu đến Điều 280 BLTTDS) được thực hiện như thủ tục phúc thẩm quyết định của Tòa án sơ thẩm về vụ án dân sự.
- 94 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VIỆC DÂN SỰ
3.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
VBQPPL:
- BLTTDS (Các điều từ Điều 319 đến Điều 323)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (khoản 2 Điều 319 BLTTDS)
• Kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình (khoản 4 Điều 319 BLTTDS).
• Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; hết thời hạn đó Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 320 BLTTDS).
• Trường hợp có yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì khi có kết quả trưng cầu giám định phải ra quyết định mở phiên họp ngay (khoản 2 Điều 320 BLTTDS).
• Phiên họp phải mở trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp (khoản 4 Điều 320 BLTTDS).
• Khi quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện (khoản 2 Điều 321 BLTTDS).
• Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể do chính người đó hoặc những người, tổ chức có liên quan yêu cầu (Điều 322 BLTTDS). Thời hạn chuẩn bị xét đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 320 BLTTDS.
3.2. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú VBQPPL: VBQPPL:
- BLTTDS (Các điều từ 324 đến 329)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Chứng cứ bắt buộc kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ chứng minh người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên (Điều 324 BLTTDS).
• Có thể yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản và khi có yêu cầu đó phải cung cấp tài liệu về tình hình tài sản, việc quản lý và danh sách những người thân thích (Điều 324 BLTTDS).
• Thời hạn chuẩn bị xét đơn là 20 ngày và phải mở phiên họp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên họp.
• Nếu chấp nhận yêu cầu thì đồng thời với việc ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 326). Thông báo tìm kiếm phải có nội dung theo quy định tại Điều 327 BLTTDS.
• Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng báo hàng ngày trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài trung ương 3 lần trong 03 ngày liên tiếp.
• Quyết định thông báo tìm kiếm đương nhiên hết hiệu lực khi người cần tìm kiếm trở về (Điều 329 BLTTDS).
3.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích VBQPPL:
- 95 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Quy định chứng cứ bắt buộc cho thủ tục này là chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích “đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết” và chứng minh cho việc “người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm”.
• Khác với thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích cũng có việc thông báo (được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 327 và Điều 328 BLTTDS) nhưng là thông báo trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định thông báo tìm kiếm và thời hạn thông báo là 4 tháng.
• Yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được quy định giải quyết như một việc dân sự mới và do Toà án đã ra quyết định tuyên bố mất tích giải quyết (Toà án đã giải quyết sơ thẩm trước đây).
3.4. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết VBQPPL:
- BLTTDS (Các điều 335, 336, 337, 338, 339) - BLDS (Các điều 91, 92)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Quy định về chứng cứ bắt buộc xuất trình với thủ tục này là các chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 91 Bộ luật Dân sự.
• Thủ tục này không có hình thức thông báo tìm kiếm mà Toà án căn cứ vào các quy định tại Điều 91 nêu trên.
• Đồng thời với việc chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải xác
định ngày chết và hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ luật Dân sự. • Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết cũng được quy định giải quyết
- 96 - http://www.sotaythamphan.gov.vn