QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 89 - 92)

- 4 7 http://www.sotaythamphan.gov.vn5 XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ

2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

2.1. Pháp luật áp dụng VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTDS (các điều 189, 311 và Chương XX)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Áp dụng những quy định tại chương XX «Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự» của BLTTDS.

• Áp dụng các quy định khác của BLTTDS không trái với các quy định của Chương XX (Điều 311 BLTTDS).

• Cần hiểu là, những quy định tại Chương XX được ưu tiên áp dụng để giải quyết việc dân sự; những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại Chương XX thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS để giải quyết việc dân sự.

• Khi áp dụng các điều khoản tương tự của BLTTDS, cần phải viện dẫn cả Điều 311. Ví dụ: Khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự phải viện dẫn cả Điều 311 và Điều 189 BLTTDS.

2.2. Thụ lý việc dân sự 2.2.1. Đơn yêu cầu 2.2.1. Đơn yêu cầu VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 312; khoản 2,3 Điều 127; khoản 2 Điều 130)

- Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Mục 1,phần IV) .

- 90 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

Thẩm phán cần kiểm tra đơn yêu cầu, hướng dẫn cho người nộp đơn có đơn yêu cầu đúng nội dung và hình thức quy định của pháp luật; nộp lệ phí đúng quy định:

• Nội dung đơn yêu cầu (Điều 312 BLTTDS).

• Lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự (khoản 2 Điều 130; các khoản 2 và 3 Điều 127 BLTTDS)

2.2.2. Xác định thời hiệu yêu cầu VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTDS (Điểm b, khoản 3, Điều 159; Điều 160; Điều 360) - BLDS (các điều từ Điều 163 đến Điều 171)

- Nghị quyết số 01/20005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của HĐTP- TANDTC (Điểm b, tiểu mục 2.1, mục 2, phần I).

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Thẩm phán phải kiểm tra về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

• Thời hiệu chung là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu (điểm b khoản 3 Điều 159).

• Nếu pháp luật có quy định riêng về thời hiệu đối với việc dân sự đó thì áp dụng quy định riêng (khoản 3 Điều 159).

Ví dụ: Thời hạn gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định (Điều 360 BLTTDS).

• Quyền yêu cầu phát sinh trước 01/01/2005 thì hiệu lực tính từ ngày 01/01/2005 (Điểm b, tiểu mục 2.1, mục 2, phần I, NQ số 01/2005).

• Thời hiệu còn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự (theo điều 160 BLTTDS)

2.2.3. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTDS (Các điều 33, 34, 35, 36, 411, và 412)

- Nghị quyết số 01/20005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của HĐTP- TANDTC (điểm d, tiểu mục 1.1, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc dân sự, đặc biệt là thẩm quyền về cấp toà án. Ngoài các quy định chung phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện (các điều 33, 34 BLTTDS) cần chú ý là các yêu cầu về công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

• Cũng như việc giải quyết các vụ án dân sự, việc giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần lưu ý đến quy định “không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án” (Điều 412 BLTTDS).

• Trường hợp khi xác định thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách nào sẽ do Chánh án quyết định và việc đã thụ lý rồi mới phát hiện thuộc thẩm quyền Tòa chuyên trách khác thì Tòa chuyên trách đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết cũng áp dụng với việc dân sự (điểm d tiểu mục 1.1, mục 1 phần I NQ số 01/2005 NQ-HĐTP).

• Lưu ý đến “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 411 BLTTDS.

• Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án giải quyết việc dân sự được quy định rất cụ thể tại khoản 2 Điều 35 BLTTDS.

• Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của người yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTDS.

- 91 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

2.3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTDS (các điều 169, 179, 189, và 311)

- Nghị quyết số 01/20005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của HĐTP TANDTC (Mục 7, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Những việc dân sự đã có quy định thủ tục giải quyết cụ thể tại BLTTDS (như yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài…) thì áp dụng quy định của BLTTDS.

• Đối với những việc dân sự chưa có quy định thủ tục giải quyết cụ thể (như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật..) thì áp dụng các quy định của Bộ luật TTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự (theo tinh thần quy định tại Điều 311 BLTTDS).

• Việc dân sự không có bị đơn, nhưng có “người liên quan“. Người có liên quan nói ở đây là người liên quan đã tham gia tố tụng với người có đơn yêu cầu chứ không phải là người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp có đơn yêu cầu (như quy định ở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết…)

• Việc dân sự là việc không có tranh chấp (điều 311 BLTTDS) do vậy, về nguyên tắc, không có thủ tục hòa giải, không có thủ tục phản tố.

• Việc thông báo thụ lý vụ án cho người có liên quan không trái với quy định của Chương XX nên vẫn được thực hiện như Điều 174, Điều 175 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu người có liên quan có tranh chấp với người có đơn yêu cầu thì phần tranh chấp đó không thể được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng A và B thuận tình ly hôn và cùng thỏa thuận mỗi người trả một nửa số nợ 10.000.000 đồng của ông C. Nhưng khi được thông báo, ông C cho rằng vợ chồng A và B nợ ông 20 triệu chứ không phải 10 triệu thì quan hệ nợ phải được tách ra giải quyết ở vụ án khác.

• Về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Trong phần những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được áp dụng theo quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 BLTTDS, trừ những việc dân sự đã có quy định riêng (ví dụ: thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là 20 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu - khoản 1 Điều 325 BLTTDS).

• Các quyết định mà Tòa án có thể ra trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

- Trừ những việc đã có quy định riêng thì Tòa án áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử, trong đó có việc yêu cầu người gửi đơn bổ sung hay sửa đổi đơn yêu cầu (căn cứ vào Điều 169 và Điều 79 BLTTDS).

- Tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 189). - Đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 192 BLTTDS).

- Trường hợp các bên có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, một hoặc các bên có sự thay đổi (một phần hoặc toàn bộ) dẫn đến tranh chấp thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự, áp dụng Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS (quy định tại tiểu mục 7.2, mục 7, phần I, NQ số 01/2005 NQ-HĐTP). - Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Nội dung quyết định này áp dụng

- 92 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

2.4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự 2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự 2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 55)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Việc giải quyết yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (khoản 5 Điều 26, khoản 6 Điều 28, khoản 2, 3 Điều 30, Điều 32) do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán giải quyết (khoản 1 Điều 55 BLTTDS). • Việc giải quyết các phần liên quan đến Trọng tài Thương mại Việt Nam (khoản 1 Điều

30 BLTTDS) thì thành phần giải quyết tuân theo pháp luật về Trọng tài thương mại (khoản 3 Điều 55 BLTTDS).

• Các việc dân sự khác ngoài 2 loại việc nêu ở trên do một Thẩm phán giải quyết (khoản 2 Điều 55 BLTTDS).

2.4.2. Về sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKS) VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTDS (Khoản 2 Điều 21; Điều 313)

- Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01-9-2005 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 03/2005) (mục 3, phần I).

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• VKS tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự đối với tất cả các loại việc dân sự (khoản 2 Điều 21 BLTTDS).

• Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp (khoản 2 Điều 313 BLTTDS).

• Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp cùng hồ sơ việc dân sự. VKS phải trả lại hồ sơ cho Tòa án sau thời hạn nghiên cứu là 7 ngày (khoản 1 Điều 313).

2.4.3. Về sự có mặt của những người tham gia tố tụng VBQPPL: VBQPPL:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 89 - 92)