- BLTTDS BLDS
3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ
4.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện
• Trường hợp phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của người tham gia tố tụng, thì cần phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh TTGQCVAHC.
• Trường hợp phiên tòa được tiến hành không có sự có mặt của người tham gia tố tụng thì cần phải thực hiện đúng quy định tại Khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh TTGQCVAHC.
4.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện Công việc chính và kỹ năng thực hiện
• Trước khi bắt đầu xét hỏi, cần tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu các bên không thỏa thuận được thì bắt đầu việc xét hỏi.
• Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe ý kiến của người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, đối chiếu các ý kiến này với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để giải quyết vụ án.
• Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự Thẩm phán chủ toạ phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, và những người tham gia tố tụng khác.
4.4. Tranh luận tại phiên tòa VBQPPL: VBQPPL:
- Pháp lệnh TTGQCVAHC (các điều 46, 47)
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện
• Những người có quyền tham gia tranh luận tại phiên toà gồm đương sự hoặc người đại điện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên toà. • Trình tự tiến hành tranh luận được bắt đầu từ phía người khởi kiện hoặc đại diện của
người khởi kiện. Nếu người khởi kiện có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người này trình bày ý kiến trước, sau đó người khởi kiện hoặc người đại diện trình bày ý kiến bổ sung. Tiếp đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của phía người khởi kiện (nếu có) trình bày ý kiến của mình.
• Sau khi những người tham gia tố tụng thuộc phía người khởi kiện đã trình bày xong thì phía người bị kiện đưa ra ý kiến tham gia tranh luận. Đầu tiên là người bị kiện hoặc đại diện của họ trình bày ý kiến; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người này trình bày ý kiến trước, sau đó người bị kiện hoặc đại diện người bị kiện bổ sung. Tiếp đến là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc phía người bị kiện (nếu có) trình bày ý kiến của mình.
• Những người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của nhau. Chủ toạ phiên tòa không có quyền hạn chế thời gian tranh luận, không được phép cắt ý kiến tham gia tranh luận nếu ý kiến đó liên quan đến nội dung vụ án hay nói cách khác là ý kiến đó có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án.
• Kết thúc phần tranh luận, Chủ toạ phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
• Sau khi Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
4.5. Nghị án và tuyên án VBQPPL: VBQPPL:
- 148 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
- Pháp lệnh TTGQCVAHC (các điều 40, 41, 49)
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện
• Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
• Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.
• Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã được thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
• Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 Pháp lệnh TTGQCVAHC, thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Pháp lệnh TTGQCVAHC, thì ra quyết định đình chỉ vụ án.
• Ra bản án
- Bản án phải có các nội dung chính quy định tại Khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh TTGQCVAHC;
- Cơ cấu bản án gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần quyết định;
- Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án; Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch (nếu có); tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
- Phần nội dung của bản án hành chính bao gồm phần tóm tắt nội dung vụ án và phần nhận định của Hội đồng xét xử;
+ Phần tóm tắt nội dung vụ án phải có các nội dung sau: số, ngày, tháng, năm ban hành và tóm tắt nội dung quyết định hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện hoặc tóm tắt diễn biến hành vi hành chính bị khiếu kiện; ngày, tháng, năm nhận được quyết định hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc nhận biết có hành vi hành chính; ngày, tháng, năm khiếu nại đối với quyết định hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hành vi hành chính; ngày, tháng, năm nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật (nếu có) và tóm tắt nội dung quyết định giải quyết khiếu nại đó; ngày, tháng, năm khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền; tóm tắt các yêu cầu của người khởi kiện; tóm tắt ý kiến của người bị kiện; ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự (nếu có); + Trong phần nhận định của Tòa án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận
hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; những tình tiết đã được chứng minh, những chứng cứ, căn cứ pháp luật (điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật) mà Tòa án căn cứ để giải quyết vụ án;
- 149 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
+ Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
- Tòa án có thể có một hoặc một số quyết định sau đây:
+ Bác yêu cầu của người khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; + Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy một
phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật;
+ Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.
+ Buộc cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra;
+ Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật; buộc bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân do quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật gây ra.
- Cùng với biên bản nghị án, bản án gốc phải được các thành viên Hội đồng xét xử thông qua và ký tại phòng nghị án và được lưu vào hồ sơ vụ án. Trên cơ sở bản án gốc, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký các bản án chính; • Tuyên án
- Về nguyên tắc chung, khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy (trừ những người vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ). Chủ toạ phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu bản án dài thì có thể thay nhau đọc bản án;
- Trường hợp bản án quá dài, thì chủ toạ phiên tòa có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định của bản án.