Xác định thẩm quyền tái thẩm VBQPPL:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 41 - 42)

3. XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

3.2.4.Xác định thẩm quyền tái thẩm VBQPPL:

VBQPPL:

- BLTTHS (các điều 291, 292)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Toà án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị ra quyết định xác minh những tình tiết đó (khoản 1 Điều 292 BLTTHS).

• Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 BLTTHS thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị (khoản 2 Điều 292 BLTTHS).

3.2.3. Xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTHS (các điều 293, 294 và Điều 295)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Để xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cần căn cứ vào Điều 293 BLTTHS. Cần chú ý là chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

• Để tình tiết của vụ án mới được phát hiện được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị phải ra quyết định xác minh. Chỉ khi kết quả xác minh cho thấy tình tiết này là hoàn toàn mới được phát hiện và nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền mới kháng nghị. • Khi được phân công giúp người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm để xem

xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ngoài việc cần nắm chắc các công việc và kỹ năng thực hiện tại các điểm 3.2.1 và 3.2.2 trên đây, cần nghiên cứu thực hiện các quy định tại các điều 294 và 295 BLTTHS.

3.2.4. Xác định thẩm quyền tái thẩm VBQPPL: VBQPPL:

- BLTTHS (các điều 279, 296)

- 42 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

• Thẩm quyền tái thẩm được quy định cụ thể tại Điều 296 BLTTHS. Điều đáng lưu ý là Điều 296 BLTTHS không có quy định tương ứng như khoản 4 Điều 279 BLTHS: “Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này (Điều 279 BLTTHS) thì cấp thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án”. Tuy chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, nhưng để bảo đảm tính thống nhất cũng cần áp dụng quy định này trong trường hợp những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền tái thẩm của các cấp khác nhau quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 296 BLTTHS thì cấp có thẩm quyền cấp trên tái thẩm toàn bộ vụ án.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 41 - 42)