2. XÉT XỬ PHÚC THẨM
2.3.1. Quy định chung về thủ tục phiên toà phúc thẩm VBQPPL:
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 261)
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08-12-2005 của HĐTP TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 05/2005) (tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy có đủ các điều kiện (có căn cứ để xử phạt tù bị cáo; bị cáo không thuộc trường hợp có thể cho hưởng án treo; bị cáo không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 261 BLHS) và xét thấy cần ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, thì phải thực hiện các công việc được hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 05/2005.
2.3. Phiên toà phúc thẩm
2.3.1. Quy định chung về thủ tục phiên toà phúc thẩm VBQPPL: VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 247, các Chương XVIII, XIX, XX, XXI và XXII,
- Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5-11-2004 của HĐTP TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 04/2004) (các phần II, III và IV)
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08-12-2005 của HĐTP TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 05/2005) (mục 4 Phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Căn cứ vào Điều 247 BLTTHS, phiên toà phúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm; do đó, về nguyên tắc chung căn cứ vào quy định tại các Chương XVIII, XIX, XX, XXI và XXII BLTTHS; hướng dẫn tại các phần II, III và IV Nghị quyết số 04/2004; hướng dẫn tại mục 4 Phần II Nghị quyết số 05/2005 để tiến hành thủ tục phiên toà phúc thẩm đúng quy định. Cần đọc kỹ các hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e mục 3 Phần I “Xét xử sơ thẩm” trong phần thứ hai “Xét xử các vụ án hình sự” của Cuốn sách này.
2.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà VBQPPL: VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 198, 245)
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08-12-2005 của HĐTP TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 05/2005) (mục 3, tiểu mục 4.2 mục 4 Phần II)
- 35 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
• Trước khi bắt đầu phiên toà yêu cầu Thư ký Toà án phổ biến nội quy phiên toà, những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà quy định tại Điều 198 BLTTHS; Kiểm tra những người được triệu tập tham gia phiên toà và nếu có người vắng mặt cần làm rõ lý do để báo cáo với Hội đồng xét xử.
• Do Toà án cấp phúc thẩm không có quyết định đưa vụ án ra xét xử, cho nên sau khi HĐXX vào phòng xử án, thay cho việc đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà sơ thẩm, Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà (Lời khai mạc phiên toà cần theo đúng hướng dẫn tại tiểu mục 4.2 mục 4 Phần II Nghị quyết số 05/2005). Khi Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà cần yêu cầu mọi người đứng dậy như khi tuyên án.
• Sau khi khai mạc phiên toà, Thẩm phán chủ toạ đề nghị Thư ký Toà án báo cáo danh sách những người được triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm đã có mặt; nếu có người vắng mặt đề nghị báo cáo lý do của sự vắng mặt.
• Các công việc tiếp theo như: kiểm tra căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà đã có mặt, giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ .v.v.... cần thực hiện như tiểu mục 1.3.2 mục 1.3 Phần I “Xét xử sơ thẩm” trong Phần thứ hai “Xét xử các vụ án hình sự” của Cuốn sách này.
• Cần chú ý là trong trường hợp người được triệu tập tham gia phiên toà vắng mặt tại phiên toà cần căn cứ vào khoản 2 Điều 245 BLTTHS và nghiên cứu kỹ hướng dẫn tại mục 3 Phần II Nghị quyết số 05/2005 để quyết định trường hợp nào phải hoãn phiên toà và trường hợp nào vẫn tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung).
• Việc thảo luận và thông qua quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử vụ án được thực hiện tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.