Giải quyết về đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 117 - 119)

C. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ

4. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở

4.2.5. Giải quyết về đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở

Đặt cọc là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng phổ biến trong giao dịch mua bán nhà ở. Tòa án thường phải giải quyết quan hệ đặt cọc cùng với giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở.

VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 358)

- 118 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, không phải là một phần của hợp đồng mua bán

nhà ở nên không phải cứ hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì đặt cọc vô hiệu.

• Đặt cọc có hiệu lực khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS 1995, trong đó về hình thức phải được lập thành văn bản (Điều 363 BLDS 1995); không đòi hỏi như hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng, chứng thực.

• Giao dịch đặt cọc có thể chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng (có trước hợp đồng mua bán và độc lập với hợp đồng) cũng có thể chỉ để thực hiện hợp đồng hoặc vừa đảm bảo cho việc giao kết vừa đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng (có thể được ghi ngay vào hợp đồng mua bán nhà ở nhưng phải phân biệt đặt cọc là một giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng chứ không phải là một nội dung của hợp đồng).

• Giải quyết về giao dịch đặt cọc phải theo quy định của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại mục 1 phần I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- 119 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)