GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 102 - 107)

C. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ

2. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

NGOÀI HỢP ĐỒNG

2.1. Những lưu ý về tố tụng VBQPPL: VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 606) - BLTTDS (Khoản 3 Điều 56)

- Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tồi cao (Mục 3, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Thẩm phán phải lưu ý về tư cách đương sự trong những trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên và trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại.

• Theo khoản 3 Điều 56 BLTTDS thì bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện cho rằng đã xâm phạm lợi ích của họ nhưng theo quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì không phải lúc nào người gây thiệt hại cũng là người phải trực tiếp bồi thường ; do đó, Thẩm phán cần hướng dẫn cho người đi kiện khởi kiện đúng đối tượng.

• Trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường được quy định cụ thể là:

- Người gây thiệt hại dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải bồi thường. Người gây thiệt hại có thể phải bồi thường trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường thì mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005).

- Người gây thiệt hại từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của họ, nếu chưa đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

• Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự là phải bồi thường phần còn thiếu, nếu tài sản của người gây thiệt hại không đủ để bồi thường; khác với trách nhiệm của cha mẹ ở chỗ tổ chức, cá nhân giám hộ không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ.

• Cũng cần chú ý là một quan hệ bồi thường đã được Tòa án giải quyết và đang được thi hành có thể được thụ lý giải quyết lại bằng vụ kiện mới nếu người bị thiệt hại khởi kiện lại cho rằng mức bồi thường đang thi hành không còn phù hợp nữa.

• Có nhiều vụ kiện về bồi thường thiệt hại được chuyển đến Tòa án từ cơ quan điều tra hình sự. Tòa án vẫn phải hướng dẫn cho nguyên đơn khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

2.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng VBQPPL: VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 604)

- Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Mục 1, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Cần nghiên cứu kỹ Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP, trong đó đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Điều 609 BLDS 1995 (Điều 604 BLDS 2005). Nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Phải có thiệt hại xảy ra (tiểu mục 1.1); - Phải có hành vi trái pháp luật (tiểu mục 1.2);

- 103 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật (tiểu mục 1.3);

- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại (tiểu mục 1.4).

• Xác định quan hệ nhân quả là phải xác định được rằng thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Không phải cứ có hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra là có quan hệ nhân quả. Ví dụ: Người chưa có bằng lái mà điều khiển ô tô là hành vi trái pháp luật nhưng họ đang dừng xe trên đường (đúng vị trí được phép dừng và thực hiện đúng các quy định khác về dừng, đỗ xe), người khác do không quan sát đã đâm vào xe ô tô và bị thiệt hại thì không thể quy kết thiệt hại này là kết quả của hành vi điều khiển xe mà không có bằng lái.

• Phải phân biệt nguyên nhân với điều kiện. Nói nguyên nhân của một kết quả có nghĩa là nguyên nhân là cái trong điều kiện bình thường thì tất yếu sẽ sinh ra kết quả ấy; còn điều kiện thì không thể sinh ra kết quả được mà chỉ làm cho kết quả xảy ra nhanh hay chậm, mạnh hay yếu mà thôi.

• Yêu cầu về chứng minh các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng chính là yêu cầu về thu thập chứng cứ để giải quyết một vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng cũng có trường hợp không cần đủ 4 điều kiện như nêu ở trên (trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không có lỗi) sẽ được nêu ở một phần sau.

2.3. Một số vấn đề có tính nguyên tắc 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 605)

- Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Mục 2, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Các bên có thể thỏa thuận cả về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Như vậy, có thể một phương thức bồi thường được thỏa thuận và được công nhận sẽ có hiệu lực bắt buộc thi hành. Ví dụ: Hai bên thỏa thuận bồi thường 3 năm một lần và đã được Tòa án công nhận thì cũng phải thi hành đúng 3 năm một lần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

• Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ (khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005) là nguyên tắc được áp dụng để có thể ấn định những khoản bồi thường chưa được quy định cụ thể. Ví dụ: Nhà ở bị làm hư hỏng phải tạm ngừng sử dụng. Chủ nhà yêu cầu bồi thường thu nhập bị mất về tiền cho thuê nhà. Đây là khoản bồi thường chưa được quy định trong luật nhưng nếu xác định được có việc cho thuê nhà, thiệt hại do không thu được tiền thuê nhà là có thật thì theo nguyên tắc nêu ở trên, yêu cầu bồi thường tiền thuê nhà phải được chấp nhận.

• Bồi thường kịp thời là một nguyên tắc đòi hỏi và cho phép Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Cần chú ý có một biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể tự mình áp dụng, không cần yêu cầu của đương sự và cũng không cần buộc thực hiện biện pháp bảo đảm như “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm”.

• Xác định các điều kiện cần và đủ để có thể được giảm mức bồi thường (do lỗi vô ý; thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại) có nghĩa là chỉ được giảm mức bồi thường khi có đủ điều kiện đã quy định trên.

2.3.2. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự trong vụ án đòi bồi thường thiệt hại VBQPPL: VBQPPL:

- 104 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

- BLTTDS (Các điều từ Điều 79 đến Điều 98)

- Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 01/2004) (Mục 5, phần I)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý.

• Chi phí hợp lý (mục 4, phần I, Nghị quyết 01/2004) là chi phí thực tế cần thiết phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

• Việc chứng minh về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thuộc nghĩa vụ của người gây thiệt hại có yêu cầu giảm mức bồi thường.

• Kết luận giám định chuyên môn không phải là chứng cứ bắt buộc người yêu cầu bồi thường phải xuất trình nếu họ đã có những chứng cứ khác để chứng minh.

2.4. Xác định thiệt hại

2.4.1. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm VBQPPL: VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 609)

- Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 01/2004) (Mục 1, phần II)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định cụ thể tại mục 1, phần II, Nghị quyết 01/2004 nêu trên gồm 5 loại chính là: chi phí y tế để phục hồi sức khỏe; thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí và phần thu nhập bị mất cho người chăm sóc; chi phí chăm sóc lâu dài và bồi thường cho người được người bị thiệt hại đang cấp dưỡng. Mỗi loại thiệt hại trong 5 loại nêu trên lại được quy định chi tiết. Để có thể nắm chắc quy định các loại thiệt hại được bồi thường, thuận tiện cho việc hướng dẫn đương sự xuất trình chứng cứ, tập hợp các chứng cứ có hệ thống, cần phải có một danh mục về thiệt hại.

• Cần chú ý về cách tính một số loại thiệt hại đã được nêu trong Nghị quyết 01/2004 gồm: - Cách tính thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút (Tiểu mục 1.2, mục 1, phần II);

- Cách tính thu nhập của người chăm sóc trong thời gian điều trị (Tiểu mục 1.3); - Cách tính chi phí chăm sóc lâu dài (Tiểu mục 1.4);

- Cách tính mức bồi thường về tiền cấp dưỡng (Điểm b.1, tiểu mục 1.4);

- Mức bồi thường tổn thất về tinh thần là không quá 30 tháng lương tối thiểu (điểm c, tiểu mục 1.5).

• Cần lưu ý là một số hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2004/NQ- HĐTP đã được quy định tại BLDS 2005.

2.4.2. Danh mục các khoản phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại

• Bồi thường về chi phí y tế để phục hồi sức khỏe: - Tiền thuê phương tiện đi cấp cứu tại cơ sở y tế;

- Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…theo chỉ định của bác sỹ; - Tiền viện phí;

- Tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe theo chỉ định của bác sỹ;

- 105 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

- Chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, nạng chống, và khắc phục thẩm mỹ…để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng cơ thể (nếu có);

- Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị hại (nếu có). • Bồi thường về thu nhập của người bị thiệt hại:

- Thu nhập thực tế bị mất; - Thu nhập thực tế bị giảm sút.

• Bồi thường cho người chăm sóc người bị thiệt hại:

- Chi phí hợp lý gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ cho người chăm sóc; - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc.

• Bồi thường lâu dài và bồi thường về cấp dưỡng: - Chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng; - Chi phi điều trị thường xuyên và định kỳ;

- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang cấp dưỡng. • Bồi thường tổn thất về tinh thần:

- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho chính người bị hại.

2.4.3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại VBQPPL: VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 610)

- Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 01/2004) (Mục 2, phần II)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Thiệt hại phải bồi thường cho người bị xâm hại về tính mạng có nhiều khoản tương tự như trường hợp bị xâm phạm về sức khỏe và những điểm không giống là do người bị gây thiệt hại đã chết nên không thể có khoản bồi thường ấy.

• Ngoài những khoản bồi thường nêu trên, bồi thường về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn có những khoản đặc trưng như sau:

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung;

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân (Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân).

• Việc bồi thường về cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang cấp dưỡng cũng chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình.

2.4.4. Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm VBQPPL: VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 611)

- Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 01/2004) (Mục 3, phần II)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng có khoản bồi thường về thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút và cách tính cũng thực hiện như trường hợp bồi thường

- 106 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

về thu nhập của người bị thiệt hại; bồi thường tổn thất về tinh thần như trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại.

• Ngoài những khoản nêu trên, còn có những khoản bồi thường đặc trưng của trường hợp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

- Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm xúc phạm; - Chi phí cho việc thu thập chứng cứ chứng minh;

- Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ để đi yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại;

- Các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có ).

2.5. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể 2.5.1. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 2.5.1. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra VBQPPL:

- BLDS 2005 (Điều 623)

- Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 01/2004) (Phần III)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Đây là trường hợp điển hình về trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần có lỗi. Tuy nhiên, cũng không phải chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường trong mọi trường hợp; vẫn có trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường (khoản 3 Điều 627 BLDS 1995; khoản 3 Điều 623 BLDS 2005) và trường hợp liên đới bồi thường (khoản 4 Điều 627 BLDS 1995; khoản 4 Điều 623 BLDS 2005).

• Pháp luật có quy định một số trường hợp giải quyết bồi thường theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu với người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, cần chú ý là các thỏa thuận đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

2.5.2. Một số trường hợp đã có quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự

• Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại đã được quy định cụ thể trong BLDS thì

trước tiên phải áp dụng những quy định ở điều luật riêng tương ứng; đối với những vấn đề chưa được quy định ở điều luật riêng thì mới áp dụng những quy định khác của Bộ luật Dân sự.

• Cần chú ý là khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường phải giải quyết đồng thời quan hệ hợp đồng bảo hiểm (được quy định từ Điều 571 đến Điều 584 Bộ luật Dân sự ).

- 107 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 102 - 107)