Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán (tổ Thẩm phán) ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong các trường hợp: Khi ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý; Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền và tài sản khác để nộp phí phá sản; Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.
• Cùng với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, Thẩm phán phải ra ngay quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
• Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải làm đúng theo mẫu số 08 ban hành kèm NQ 03/2005.
• Khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Thẩm phán phải xem xét trách nhiệm của những người trong doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 94 Luật phá sản; Tuỳ trách nhiệm của từng người mà quyết định cấm trong thời hạn thích hợp. Trước khi ra lệnh cấm, Thẩm phán cần trao đổi với cơ quan chủ quản, cơ quan cấp trên, cơ quan đăng ký kinh doanh… để có quyết định cho thích hợp.
• Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phảI được gửi cho những người liên quan và được đăng báo theo như quy định tạI Điều 29 Luật phá sản 2005. • Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phảI được gửi cho cơ quan
đăng ký kinh doanh dể cơ quan này xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trong sổ đăng ký kinh doanh.
20. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN
VBQPPL:
- Luật phá sản (các điều 8, 12, 19, 29, 81, 89 và 93)
- Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-04-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 2005 (sau đây viết tắt là NQ 03/2005) (mục 3 Phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải xác định rõ việc tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản để thông báo cho viện kiểm sát cũng như cùng phối kết hợp thi hành nhiệm vụ.
• Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì Thẩm phán cung cấp tài liệu đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để cơ quan này xem xét khởi tố về hình sự.
• Chỉ cung cấp bản sao và chỉ những tài liệu có liên quan; • Việc giải quyết yêu cầu phá sản vẫn tiến hành bình thường. 21. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KHÁNG NGHỊ
VBQPPL:
- 162 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu có khiếu nạI, kháng nghị thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản phảI lập hồ sơ, gửi hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn quy định.
• Tranh chấp về thẩm quyền do chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
• Khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do Chánh án Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết.
• Khiếu nại về việc không mở thủ tục phá sản do Chánh án Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết.
• Khiếu nại danh sách chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản giải quyết; nếu chấp nhận thì bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách chủ nợ.
• Khiếu nại việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do chánh án toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết.
• Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản do toà án cấp trên của toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết; Nếu có khiếu nại, kháng nghị, Tòa án tiến hành thủ tục phá sản gửi hồ sơ cho Toà án cấp trên giải quyết. Toà án cấp trên chỉ định một hội đồng gồm 3 Thẩm phán giải quyết khiếu nại loại này.
• Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản do toà án cấp trên của toà án đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản giải quyết; Nếu có khiếu nại, kháng nghị, Tòa án tiến hành thủ tục phá sản gửi hồ sơ cho Toà án cấp trên giải quyết. Toà án cấp trên chỉ định một hội đồng gồm 3 Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. • Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị là quyết định cuối cùng, có giá trị thi hành. 23. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN
VBQPPL:
- Luật phá sản (Điều 10)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Sau khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Thẩm phán giao hồ sơ, quyết định cho tổ quản lý, thanh lý tài sản để tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- 163 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐẠI SỨ ÔXTRÂYLIA TẠI VIỆT NAM LỜI CÁM ƠN LỜI CÁM ƠN
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN SỔ TAY THẨM PHÁN SỬ DỤNG, CẬP NHẬT VÀ GÓP Ý SỔ TAY THẨM PHÁN SỬ DỤNG, CẬP NHẬT VÀ GÓP Ý SỔ TAY THẨM PHÁN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN THỨ NHẤT - TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ THẨM PHÁN, HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN NHÂN DÂN
1. Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Toà án nhân dân
1.1. Hệ thống Toà án nhân dân
1.2. Vị trí, vai trò của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân
1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân
2. Thẩm phán nhân dân
2.1. Tiêu chuẩn Thẩm phán
2.2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 3. Hội thẩm nhân dân
3.1 Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân
3.2 Bầu, cử miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân
3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân
4. Những yêu cầu, đòi hỏi đối với Thẩm phán, Hội thẩm toà án nhân dân khi làm
nhiệm vụ
4.1. Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân phải là người có «Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm»
4.2. Bảo đảm tính khách quan, trung thực khi thi hành nhiệm vụ
4.3. Bảo đảm nguyên tắc công bằng, đúng pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ 5. Bảo đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán
5.1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
5.2. Bảo đảm các nguyên tắc độc lập xét xử trong Tuyên bố Bắc Kinh
PHẦN THỨ HAI - XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. Xét xử sơ thẩm 1. Xét xử sơ thẩm
1.1. Nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án 1.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1.3. Phiên toà sơ thẩm
- 164 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
2.1. Xem xét tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị 2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
2.3. Phiên toà phúc thẩm
3. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
3.1. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm: 3.2. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm.
4. Xét xử người chưa thành niên phạm tội
4.1. Thủ tục tố tụng với người chưa thành niên phạm tội 4.2. Về đường lối xử lý.
4.3. Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội
5. Xét xử các vụ án hình xự liên quan đến phụ nữ.
5.1. Xét xử các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là phụ nữ 5.2. Xét xử các vụ án hình sự mà người bị hại là phụ nữ.
6.Quyết định hình phạt
6.1. Căn cứ quyết định hình phạt
6.2. Xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
7. Một số vấn đề về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
7.1. Xác định thẩm quyền quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt 7.2. Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
7.3. Điều kiện giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt. 7.4. Thủ tục xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
8. Xét xử tội
8.1. Nghiên cứu kỹ tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS
PHẦN THỨ BA - GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ A. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự A. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự
1. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm
1.1. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự 1.2. Chuẩn bị xét xử
1.3. Phiên tòa sơ thẩm
2. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm
2.1. Kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị 2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
2.3. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
- 165 - http://www.sotaythamphan.gov.vn
2.5. Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng. 2.6. Xem xét việc hoãn hoặc tiếp tục phiên toà phúc thẩm.
2.7. Công nhận sự thoả thuận của các bên tại phiên toà phúc thẩm 2.8. Trình tự trình bày và tranh luận tại phiên toà phúc thẩm. 2.9. Ra bản án, quyết định phúc thẩm
2.10. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm
3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
3.1. Thủ tục giám đốc thẩm 3.2. Thủ tục tái thẩm
B. Thủ tục giải quyết việc dân sự
1. Việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án
1.1. Xác định những yêu cầu về dân sự
1.2. Xác định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình 1.3. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại 1.4. Những yêu cầu về lao động
2. Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự
2.1. Pháp luật áp dụng 2.2. Thụ lý việc dân sự 2.3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
2.4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự 2.5.Thủ tục tiến hành phiên họp
2.6. Kháng cáo, kháng nghị, thủ tục phúc thẩm việc dân sự
3. Thủ tục giải quyết một số việc dân sự
3.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự .
3.2. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú 3.3.Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích
3.4.Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết